Các loại thực phẩm được buôn bán trên toàn cầu đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số.
TIN LIÊN QUAN
Với 90% lượng calo toàn cầu mà con người tiêu thụ hiện nay chỉ đến từ 15 loại cây trồng , đã đến lúc chúng ta phải ngồi xuống và suy nghĩ lại về những gì chúng ta đang ăn? Chỉ ba loại ngũ cốc – gạo, ngô và lúa mì – cung cấp 2/3 lượng calo và là nguồn lương thực chính cho hơn 8 tỷ người.
Vì vậy, các nhà khoa học tại Anh, đã đưa ra một số ‘giải pháp thay thế’ triệt để hơn có thể giúp thế giới của chúng ta sống sót trong thời kỳ khó khăn. Dưới đây là bảy loại thực phẩm mà tất cả chúng ta có thể sẽ thay “bữa chính’ vào năm 2050.
1.Cây dứa dại
Giống như các loại thực phẩm có trong danh sách này, lá và quả của cây dứa dại, mọc quanh Thái Bình Dương, đã được các đầu bếp trên khắp Đông Nam Á sử dụng. Lá của nó được sử dụng trong các món ngọt và mặn và quả giống như dứa của nó có thể được ăn sống hoặc nấu chín.
2. Đậu morama
Có gần 23.000 loài đậu được liệt kê trong danh sách toàn cầu về các loại đậu. Danh sách này bao gồm đậu gà, đậu lăng, đậu nành và đậu phộng nhưng cũng có một số loại ít được biết đến hơn như đậu morama, bởi vì giống cây này có khả năng sống sót qua hạn hán .
3. Ngũ cốc Fonio
Đậu Fonio là một trong những loại ngũ cốc được trồng lâu đời nhất, có niên đại từ 5.000 năm trước Công nguyên.
Là một thực phẩm chủ yếu ở các khu vực khô hạn ở Tây Phi và là một trong những ‘Thực phẩm của tương lai ‘, ngũ cốc fonio là một loại ngũ cốc phát triển nhanh rất giàu sắt, canxi và một số axit amin thiết yếu. Hạt của nó được dùng để nấu cháo, rượu hầm và đồ uống.
4. Chuối lai
Enset hay còn được gọi “chuối lai” là một họ hàng của chuối được mệnh danh là ‘cây chống đói’, đã nuôi sống 20 triệu người trên khắp Ethiopia – chiếm hơn một phần sáu dân số. Nếu được trồng rộng rãi hơn trên khắp châu Phi, nó có thể nuôi sống 100 triệu người.
Mặc dù nó trông giống như một cái cây ăn quả, nhưng thực ra loài cây này lại là một loại thảo mộc khổng lồ. Nó không chỉ cung cấp thực phẩm, mà còn là nguồn nguyên liệu để dệt vải. Loài cây này cũng rất kiên cường, chịu được hạn hán tốt hơn nhiều loại cây chủ lực khác và các nhà khoa học cho biết 60 cây có thể nuôi một gia đình 5 người trong một năm.
5. Đậu lục bình
“Lablab” hay còn được gọi là đậu lục bình, được trồng làm cảnh ở những vùng có khí hậu mát mẻ hơn nhưng được trồng để làm thực phẩm ở Châu Phi và Ấn Độ, nơi nó đã được trồng từ ít nhất 2.500 năm trước Công nguyên . Lá của nó là một nguồn giàu protein và sắt và cũng được sử dụng để làm thức ăn cho động vật.
Đậu có gần 25% protein và có thể được sử dụng để làm đậu phụ. Loài cây này có thể được trồng rộng rãi hơn trên toàn thế giới khi nhiệt độ tăng lên và các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một phiên bản cây trồng thương mại.
6. Hạt kê
Hạt kê được coi là một loại cây trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Được biết đến với cái tên Ragi. Các nhà khoa học cho biết nó chứa nhiều canxi và chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Loại ngũ cốc này được cho là có nguồn gốc từ Châu Phi và lan sang Châu Á vào thời tiền sử. Giống như những cây kê khác, cây có thể kháng sâu bệnh và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới và bán khô hạn.
7. Khoai Oca và Mashua
Mặc dù chúng được người Inca trồng lần đầu tiên ở Peru vào khoảng năm 8.000 trước Công nguyên, nhưng khoai tây hiện đã được ăn ở ít nhất 161 quốc gia trên thế giới. Khi nói đến việc tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững, nhóm Kew rất lạc quan về hai loại khoai – mashua và oca.
Giống như khoai tây, cả hai cây đều có nguồn gốc từ dãy Andes, nhưng không giống như khoai tây, chúng không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, cũng như môi trường khắc nghiệt. Oca có kết cấu chắc chắn với vị chanh trong khi mashua có vị cay.
Các chuyên gia cho biết hiện tại đang có hơn 7.000 loài thực vật có thể ăn được trong cơ sở dữ liệu của họ và trong khi cả bảy loài thực vật này đều có thể là thực phẩm của tương lai, thì có rất nhiều loài khác có thể giúp nuôi sống thế giới trong khi biến đổi khí hậu – và bất ổn chính trị – khiến các mặt hàng chủ lực hiện tại của chúng ta khó khăn hơn để tìm.