Nhạc và Game - Khi chúng ta "chết" bởi những thứ vô hình

Một thứ mà ít ai để tâm, nhưng nó giữ cho chính chúng ta những nguồn cảm xúc vô hình trong game.

Hôm nay chúng ta tạm thời bỏ qua những khung hình 3D hào nhoáng, bỏ qua những hiệu ứng tân thời, bỏ qua những hệ thống lối chơi phức tạp cuốn người chơi hàng chục, hàng trăm giờ liền vào game. Hôm nay chúng ta sẽ nói đến một khía cạnh quan trọng chẳng kém những thứ nói trên nhưng lại bị bỏ quên trong mắt biết bao game thủ. Nó chính là điều khiến những con người ngoài kia, dù yêu hay ghét game, vẫn đang cảm thấy chết đi trong lòng một ít. Nó là thứ cho bạn và tôi cơ hội nhấn chìm chính bản thân mình vào cơn cảm xúc điên cuồng... vâng, đó chính là âm nhạc. Âm nhạc với game luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với tiềm thức của mỗi chúng ta có thể nhận ra. Đôi khi nó chỉ là những giai điệu không lời, đôi khi nó mang những câu từ vô vàn ý nghĩa... nhưng nó chứa đựng sức mạnh vô hình dẫn người chơi đến một nơi chốn định sẵn và cảm nhận ý niệm mà tựa game muốn chuyển tải.

Âm nhạc vì thế được sử dụng theo vô vàn cách khác nhau. Đôi khi nó chỉ như một bức tranh nền, một kép phụ giúp cho những câu chuyện được kể và nhân vật chính đến được nơi mình cần đến. Nhưng ở đó nó là một kép phụ không thể thiếu. Cứ lấy Battlefield 1 - một trong những tựa game nổi tiếng nhất năm qua làm ví dụ điển hình. Với việc tái hiện bối cảnh chiến tranh, Battlefield 1 cần những giai điệu bi tráng mang đầy đau thương và mất mát. Và đó cũng chính là lúc mà "Zajdi Zajdi" cất lên, mang theo tiếng người phụ nữ réo rắt và thống khổ. Phải, chúng ta không thể hiểu ý nghĩa của những câu từ ấy, nhưng chúng ta vẫn biết trong đó có khói bom, máu và nước mắt.

Zajdi Zajdi..

Nhưng đôi khi, âm nhạc trong game lại trở thành một người dẫn chuyện thực thụ đưa đẩy người chơi vào một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu nào đó. Như Transistor chẳng hạn. Ở đó mỗi bài hát, mỗi giai điệu của game đều dẫn dắt nhân vật chính xuyên suốt hành trình, đưa cô ca sĩ bị câm báo thù cho người mình yêu và cuộc đời bị mất trước những kẻ sát nhân không ghê tay. Đôi khi những bài hát ấy như lời của cô trước kẻ thù trước mắt, nhưng đôi khi nó lại trở thành lời tâm tư đến một quá khứ bị đánh cắp, bị tước đoạt khỏi tay cô..

We All Become..
Paper Boats..Dòng sông luôn tìm đường ra biển lớn.. Một cách vô vọng.. Như thể anh tìm em..

Cách đây nhiều năm, cũng có một tựa game từng đi trên con đường ấy khi cố gắng kể lại câu chuyện quá khứ qua câu từ và giai điệu. Huyễn hoặc, ma quái nhưng đầy thương tâm, bài hát ấy hằn in trong tâm trí chúng ta một cuộc chiến giữa đêm tối và bình minh, về hình ảnh người đàn ông mãi mãi phải đi trong bóng tối để tìm lại vợ mình. Tất cả để lại cho chúng ta những câu chuyện trong lời hát, những trang sách được kể theo một cách khác, nhưng cũng chạm đến trái tim bất cứ ai

The Poet and The Muse..

Nhưng không cần lồng ghép vào trong game thì âm nhạc mới có thể dẫn dắt người chơi đến nơi mình muốn. Từ trước khi game đến tay cộng đồng, từ trước khi ai đó có thể sải bước cùng nhân vật chính, âm nhạc đã sớm đem linh hồn game vào bên trong người chơi. Bạn còn nhớ Metal Gear Solid V: The Phantom Pain? Tựa game cuối cùng dưới triều đại Hideo Kojima huyền thoại? Từ rất, rất lâu trước khi game chính thức ra mắt, thiên tài người Nhật đã khiến chúng phải ám ảnh bởi sự đau thương và cơn thù hận tột cùng, bởi bóng ma chiến tranh với sự bệnh hoạn và cơn khát máu điên rồ của nó...

Nuclear..
Quiet's Theme..Cánh chim trên bầu trời Xin hãy mang lời này dùm tôi Đời mang mật ngọt Đời cho tôi sống, được hít tràn lồng ngực Tình yêu... dẫu đau đớn tột cùng Nhưng vẫn... cứu vớt linh hồn tôi..