Bị hủy diệt ở Mid-Season Cup: LCK đã thực sự hết thời trước LPL - eSports

Người Hàn đã phải nhận thất bại cay đắng ở giải đấu Mid-Season Cup, khi cả 4 đội tuyển mạnh nhất của họ bị đối thủ hành hạ không một chút thương tiếc.

Do MSI 2020 phải hủy do đại dịch Covid-19, nên 2 khu vực LCK vs LPL đã tổ chức giải đấu giao hữu Mid-Season Cup nhằm giúp các đội tuyển mạnh nhất của mình được thi đấu, cũng như làm nóng cho các tuyển thủ trước khi bước vào giai đoạn mùa hè. Mặc dù bản chất là giao hữu nhưng nó cũng thể hiện được phần nào tương quan sức mạnh giữa 2 khu vực, khi LPL đã hoàn toàn hủy diệt LCK.

v
Vì đâu Valorant có sức hút lớn với game thủ chuyên nghiệp?
Valorant cho thấy Riot đang có được sự tin tưởng từ game thủ chuyên nghiệp lẫn những người tạo nội dung nổi tiếng trong làng game.

Việc LPL đang là khu vực mạnh nhất thế giới thì không có gì phải bàn, khi mà 2 kì CKTG gần nhất họ đều lên ngôi vô địch, cũng như việc LCK đi xuống thấy rõ trong khoảng thời gian này. Nếu chỉ xét thành tích thì lần gần nhất LCK có thể tiến tới một trận chung kết đã là từ mùa xuân 2018 – khi Kingzone DragonX vào chung kết MSI, còn ngoài ra họ đều bị loại rất sớm trước LEC và LPL. Tuy vậy thì LCK vẫn là một khu vực mạnh, do đó thất bại của họ ở Mid-Season Cup thực sự khá bất ngờ.

Trong số 4 đội tuyển mạnh nhất LCK được cử tới tham dự Mid-Season Cup, thì 3 trong số đó bao gồm cả đương kim vô địch T1 đều bị loại ngay ở vòng bảng, đại diện duy nhất còn lại là Gen.G cũng chẳng khá khẩm gì hơn, khi họ bị Top Esports (TES) đánh bại 3-0 trắng theo một cách thực sự toàn diệt. Thất bại này cho thấy LCK đã không thể nào so sánh được với LPL nữa, bọn họ yếu hơn đối thủ về mọi mặt kể cả là con người, chiến thuật cho tới việc triển khai trận đấu.

Bị hủy diệt hoàn toàn ở Mid-Season Cup: LCK đã thực sự hết thời trước LPL

Có rất nhiều thứ có thể thấy được ngay từ thất bại này, đó là sự chênh lệch khủng khiếp về kỹ năng cá nhân giữa hai khu vực. Chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất ở trận bán kết giữa Gen.G và TES, khi mà á quân LCK bị hủy diệt một cách tuyệt đối ở cả 3 ván, ngay ở ván 1 Gen.G còn bị dẫn tới 12k tiền chỉ sau hơn 20 phút thi đấu. Thậm chí trong cả seri thì đường giữa của TES là Knight chỉ phải nằm xuống đúng 2 lần – chính xác là anh ta bất tử trong 2 ván đầu tiên và chỉ chịu “dính bùn” ở ván đấu cuối cùng.

Sự chênh lệch này nó lớn ở một mức độ gần như không thể bù đắp nổi, bất chấp việc đối thủ của TES là á quân LCK và cũng sở hữu một đội hình toàn sao với BDD, Clid và Ruler – 2 người đã từng vô địch LCK, 1 người từng vô địch thế giới, nhưng khi gặp đối thủ vẫn hoàn toàn bị đè bẹp. Và cũng cần phải nói rằng TES cũng chỉ là Á quân LPL nhưng bọn họ vẫn đủ sức thắng cả Gen.G lẫn T1 (ở vòng bảng), thực tế là nếu như LCK không có Gen.G thì bọn họ đã bị quét sạch ngay từ vòng bảng và cái giải Mid-Season Cup này đã biến thành LPL mở rộng rồi.

Người Hàn có thể tự hào và một chút tâm linh về bùa lợi của T1 trong các loại BO5, nhưng mà điều đáng buồn là đội tuyển vô địch của họ còn không thể vượt qua vòng bảng. Có rất nhiều thứ có thể nhìn thấy ngay từ thất bại này, cả về hệ thống giải đấu lẫn cách mà các đội tuyển LPL đã vượt trên LCK rất xa.

Đầu tiên thứ dễ nhận thấy nhất là LPL quá nhiều tài năng trẻ, nếu như lần này LCK đem tới toàn những gương mặt gạo cội như Faker, BDD, Ruler, Deft… thì LPL trình làng một Knight thực sự khủng khiếp, cho thấy sức mạnh của thế hệ đường giữa trẻ tuổi tại LPL những năm gần đây. Nói xa hơn một chút thì gần như không năm nào mà LPL không có tuyển thủ trẻ nổi bật, thí dụ 2018 là Ning và JackeyLove, 2019 là Tian còn mùa giải 2020 vừa rồi thì ai theo dõi cũng biết đội tuyển eStar vô danh đột nhiên nổi lên.

Trong khi đó nhìn lại LCK thì vẫn là những gương mặt cũ quen thuộc suốt nhiều năm nay, T1 vẫn là Faker và “super team” Gen.G thực tế chỉ là gom những ngôi sao cũ vào một chỗ. Các tuyển thủ khác như Canna, Doran hay Pyosik chưa thể sánh bằng những đồng nghiệp phía bên kia, điều này khiến cho các nhân tố gánh team giữa 2 khu vực có sự chênh lệch rất lớn. Nhìn vào hệ thống giải đấu thì chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào, khi mà LCK không có giải Academy như LPL để các thực tập sinh rèn luyện (hỗ trợ LvMao của JD Gaming cũng từ hạng 2 đi lên).

Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi
Riot từng lãnh đạm với mảng game mobile nhưng bài toán kinh tế buộc họ phải thay đổi
Kẻ từng bật lại cả đơn vị chủ quản hùng mạnh nhưng cuối cùng vẫn không thoát được vòng xoáy kim tiền bởi trước lợi nhuận chúng sinh đều bình đẳng.

Số lượng tuyển thủ trẻ chất lượng của LCK ra lò mỗi năm thấp hơn hẳn LCK, vì bọn họ không có nơi để khoe tài năng cũng như cạnh tranh một suất đánh chính. Số lượng đội tuyển tại LPL cũng gần gấp đôi LCK (17 so với 10), do đó một tuyển thủ dự bị hoặc thực tập sinh có thể lựa chọn tới các đội nhóm dưới để có cơ ra sân nhiều hơn – điều không thường xuyên xảy ra ở LCK.

Bị hủy diệt hoàn toàn ở Mid-Season Cup: LCK đã thực sự hết thời trước LPL

Cuối cùng sự thua kém về kỹ năng cá nhân cũng dẫn tới việc không thể giải quyết đối thủ, LCK vốn tự hào là khu vực kín kẽ với khả năng lăn cầu tuyết và dứt điểm trận đấu sớm, nhưng hiện tại thì điều đó đã không còn đúng nữa. Phải có tới 4 trận đấu ở vòng bảng các đội tuyển LCK có lợi thế khá lớn rồi nhưng rồi để bị lật lại, điều này có thể thấy rõ ràng nhất ở 2 lượt trận giữa DragonX vs JD Gaming, khi người Hàn đã có lúc dẫn gần 5k tiền ở mid game nhưng rồi không thể giữ được và thua ngược.

Rất nhiều hệ quả liên tục và hiện tại LCK đã bị LPL bỏ xa, điều có thể thấy rõ ràng nhất là trừ IG đang có phong độ không ổn định ra, bất kì đội nào trong số 3 thành viên còn lại của LPL cũng có thể đánh bại được LCK ở Mid-Season Cup. Việc LCK đi xuống theo từng năm đã phản ánh rõ ràng ở kết quả khi ra đấu trường thế giới của họ, nhưng cách giải quyết thì vẫn chưa thể có được, giờ đây LCK không còn ở vị thế ông lớn vô địch nữa rồi.