Chuyện đời không như mơ của game thủ: Bố mẹ không ủng hộ, 'căng não' chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ

Tại Mỹ hiện nay khoảng 59% số người dân thích chơi game và khoảng 51% số hộ gia đình có bình quân 2 máy chơi game điện tử trở lên. Một điều khá thú vị là nữ giới trên 18 tuổi chiếm đến 36% lượng game thủ ở Mỹ, một con số khá lớn.
Chuyện đời không như mơ của game thủ: Bố mẹ không ủng hộ, căng não chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ - Ảnh 1.

Nghề chơi game, hay còn gọi game thủ, hiện đang trở thành một hiện tượng trong giới trẻ ngày nay, nhất là với sự phát triển của ngành trò chơi điện tử cũng như các công nghệ vi tính. Tuy nhiên cuộc đời của những game thủ này lại ít được mọi người để ý đến.

Phần lớn thời gian của các game thủ chuyên nghiệp gắn liền với máy tính. Họ phải tập luyện, nghiên cứu chiến thuật mới nếu không muốn thất bại. Tuy nhiên phần lớn mọi người đều không trân trọng nghề này mà chỉ quan tâm đến những trận đấu biểu diễn, thi đấu, mùa giải cùng những khoản tiền lớn mà họ thắng được.

Chuyện đời, chuyện nghề

Hãy cùng đến với game thủ 25 tuổi Peter Dager, biệt danh "ppd", và Saahil Aora, biệt danh "UNiVeRsE" của đội Evil Geniuses (EG).

Đây là 2 game thủ chuyên nghiệp của DOTA 2 đang cực kỳ nổi tiếng trên thế giới với những giải đấu có giải thưởng lên đến 10 triệu USD. Đội EG từng vô địch tại 1 giải đấu với tiền thưởng lên đến 6 triệu USD.

Chuyện đời không như mơ của game thủ: Bố mẹ không ủng hộ, căng não chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ - Ảnh 2.

Game thủ Saahil Aora, biệt danh Universe

Vâng, nghe số tiền có vẻ nhiều nhưng hầu như chẳng ai quan tâm đến những khó khăn mà các game thủ phải gặp ngoài đời. Những game thủ lẫy lừng hùng tráng trong game lại gặp phải những thử thách rất đời thường trong cuộc sống. Cha mẹ họ không tôn trọng nghề chơi game, người hâm mộ không thấu hiểu khi họ thất bại và phần lớn những khoản tiền thường khủng chỉ dành cho nhóm người thắng sau cùng.

Đó là chưa kể việc phải chơi với tinh thần đồng đội, cuộc sống đời tư của cả đội game thủ cùng nhiều rắc rối phát sinh sau đó.

Có lẽ nhiều người chưa biết, nghề game thủ cũng chỉ có thời tương tự như nhiều môn thể thao khác. Một game thủ chẳng thể chơi đỉnh cao khi tay đã chậm, mắt đã mờ. Đối với những game thủ chuyên nghiệp như ppd hay Universe, họ chẳng thể chơi tốt nếu như đã qua tuổi 30.

Thậm chí các game thủ cũng gặp chấn thương, tương tự như Clinton Loomis, biệt danh Fear. Anh chàng này đã chẳng thể chơi game trong vòng 3 tháng vì chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis.

Bên cạnh đó, phần lớn những game thủ chưa nổi tiếng sẽ phải rất khó khăn để vật lộn với nghề trước khi chuyên nghiệp hóa được kỹ năng của mình. Khi không có sự hỗ trợ về tài chính, các game thủ sẽ chẳng thể tham gia các trận đấu chuyên nghiệp đỉnh cao thường diễn ra vào buổi sáng nếu vẫn còn phải đi học hoặc đi làm.

Game thủ, và cũng là đội trưởng, ppd cho biết các thành viên trong đội của anh thường khá mệt sau 6 tiếng luyện tập thông qua các trận đấu căng thẳng buổi sáng. Bởi vậy những trận đấu giao hữu buổi chiều thường kém hấp dẫn hơn. Đến tối, rất nhiều game thủ tự chơi riêng theo sở thích hoặc truyền hình trực tiếp (Livestream) các trận đấu của họ đến đêm muộn.

Theo game thủ Universe, không có cái gọi là ngày nghỉ cho nghề này. Họ có thể nghỉ phép vài ngày sau những trận đấu giải quốc tế nhưng sẽ phải luyện tập, nghiên cứu chiến thuật cùng đội quanh năm. Chẳng có cái gọi là cuối tuần hay nghỉ lễ.

Tại Trung Quốc, một số đội tuyển game thi đấu còn cho các đội viên sống chung nhà quanh năm. Họ sẽ chỉ coi một buổi luyện tập là đầy đủ nếu cả 5 thành viên cùng ngồi chung phòng chứ không tính ngồi khác địa điểm để chơi. Với phương pháp này, các thành viên có thể trao đổi ngay lập tức và hiệu quả những chiến thuật, lỗi lầm của từng người để rút kinh nghiệm.

Chuyện đời không như mơ của game thủ: Bố mẹ không ủng hộ, căng não chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ - Ảnh 3.

Trong khi đó, nhiều game thủ thừa nhận họ chỉ trụ được với bộ môn này là nhờ tiền thưởng, bởi chẳng có ai chịu được áp lực tài chính, cuộc sống mà chơi game chuyên nghiệp được cả đời. Game thủ Universe thừa nhận anh sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho game đến thế nếu không nhờ những khoản tiền thưởng khổng lồ từ các giải đấu.

Năm 2014, số tiền thưởng cho đội thắng trong giải đấu DOTA 2 lên đến 6 triệu USD. Khoảng 12.500 người hâm mộ đã đến địa điểm thi đấu để cổ vũ và khoảng 500.000 người theo dõi các trận đấu trực tiếp. Rất nhiều doanh nghiệp như Coca Cola hay American Express đăng ký tài trợ quảng cáo cho giải.

Mặc dù rất nhiều game thủ than phiền những khoản tiền thưởng lớn chỉ dành cho những đội thắng cuộc sau cùng nhưng dần dần, số lượng tiền thưởng tăng hằng năm đang được phân bổ rộng hơn cho nhóm những đội đầu bảng.

Nghề nào cũng có khó khăn của nó

Đối với những game thủ thường xuyên Livestream, mọi thứ không thực sự trải toàn hoa hồng. Game thủ ppd cho biết rất nhiều người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người hâm mộ quá khích. Có những game thủ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề bởi những lời bình luận tiêu cực hay thách thức từ cộng đồng người hâm mộ.

Thêm vào đó, việc ngành game dần thu hút được sự chú ý cũng như lợi nhuận lớn đang khiến chúng trở thành tiêu điểm của những tay đầu cơ cá độ. Rất nhiều game thủ bị mồi chài để thua 1 số trận đấu quan trọng, qua đó nhận tiền từ những tay cá độ chuyên nghiệp.

Rõ ràng, ngành game đang có một bước sơ khai đầy tiềm năng cũng những nhiều thử thách. Theo chuyên gia về thị trường game Dan Chou, các game thủ chuyên nghiệp vẫn cần sự kiên nhẫn khá lớn cho đến khi thị trường thực sự bùng nổ và lan rộng. Ngành game hiện nay vẫn chỉ đem lại vinh quang và lợi nhuận cho một số người nhất định nhưng ngày càng nhiều người cũng như doanh nghiệp đang gia nhập bởi sức hút của nó.

Đồng quan điểm, Giáo sư Jason Allaire của trường đại học North Carolina nhận định mọi người có thể chơi game ở mọi lứa tuổi. Giờ đây những game thủ có thể là bất cứ ai, từ ông bà của bạn cho đến sếp của bạn. Bởi vậy tiềm năng của ngành này sẽ vô cùng lớn.

Chuyện đời không như mơ của game thủ: Bố mẹ không ủng hộ, căng não chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ - Ảnh 4.

Số lượng nữ game thủ tại Mỹ trên 50 tuổi cũng tăng mạnh 32% trong khoảng 2012-2013.

Với doanh số 21 tỷ USD mỗi năm, ngành game đang thu hút lượng lớn người tham gia. Bình quân nam giới Mỹ tiêu tốn 18 năm cho chơi game trong cả quãng đời, còn nữ giới là 13 năm.

Thậm chí ngày nay đối với trẻ em, game trở thành một thứ không thể thiếu và thay thế rất nhiều hoạt động xã hội trước đây. Tất nhiên đi kèm với nó là những tệ nạn như béo phì, cận thị, tự kỷ…

Nhiều khảo sát cho thấy ở Mỹ, khoảng 42% số bậc phụ huynh dành thời gian chơi game với con cái hàng tuần. Thú vị hơn, khoảng 2/3 số bậc phụ huynh vẫn chơi game dù đã có con và khoảng 47% số cặp vợ chồng chưa có con vẫn chơi điện tử.