Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5?

Cơ chế Tinh Anh của mùa 4 đã tác động quá lớn tới cách xây dựng đội hình của game thủ Đấu Trường Chân Lý.

Có lẽ trong các cơ chế đặc biệt mà Riot từng áp dụng vàoĐấu Trường Chân Lý, Tinh Anh chính là thứ định hướng lối chơi mạnh nhất. Bạn có thể biết được chính xác đội hình mình sẽ xây dựng là gì ngay từ khi mua được những tướng Tinh Anh chủ chốt ở đầu trận. Tuy nhiên, điều này sẽ được thay đổi ở mùa 5 sắp tới khi cơ chế Tinh Anh bị loại bỏ hoàn toàn. Vậy bạn cần phải thích nghi với một Đấu Trường Chân Lý không có Tinh Anh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5? - Ảnh 1.

Điều đầu tiên bạn cần làm đó là bỏ suy nghĩ xác định đội hình quá sớm. Nếu như bạn nâng cấp được các tướng Ác Quỷ 1 vàng lên 2 sao sớm thì cũng đừng vội vàng "chốt bài". Biết đâu đó bạn sẽ nhận được một unit chủ lực có tính chất khác hoàn toàn như Draven, Karma, Vel'Koz ở cấp độ 6 và phải chơi xoay quanh các unit này. Nếu bạn chọn cách bỏ qua các quân cờ kể trên thì lại là sự lãng phí cực kỳ lớn.

Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5? - Ảnh 2.

Nếu "chốt bài" quá sớm, đôi khi bạn sẽ bỏ qua một vị tướng mạnh như Draven

Vì vậy, lối chơi thích hợp nhất mà game thủ nên theo đuổi đó là tận dụng đối đa những tài nguyên mà mình có và sẵn sàng "xoay bài". Ví dụ nếu bạn định chơi đội hình Chiến Binh nhưng là roll ra 3 unit Leona từ sớm thì cũng đừng bỏ qua nó. Ngoài việc giữ máu ở đầu trận, bạn có thể chuyển sang team Thiên Thần hay một cách vô cùng dễ dàng với Leona.

Lối tư duy kể trên cũng ảnh hưởng tới cách bạn ghép trang bị ở mùa 5 sắp tới. Nếu như bạn không quá may mắn và chỉ nhận được những item bình thường, việc nên làm lúc này là ghép các trang bị chống chịu. Về cơ bản thì các tướng chống chịu ở mùa 5 không quá kén chọn trang bị. Vì vậy bạn có thể thay đổi đội hình một cách thoải mái mà không lo vấn đề bị lỗ trang bị khi ghép các item chống chịu.

Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5? - Ảnh 3.

Bạn có thể ghép các item như Áo Choàng Lửa hay Dây Chuyền Chuộc Tội từ sớm mà không sợ lỗ

Trong trường hợp bạn ghép được một tướng chủ lực từ sớm, lời khuyên là hãy ghép cho unit đó Nắm Đấm Công Lý (bất kể bản thường hay Hắc Ám). Lý do là bởi trang bị này sẽ cung cấp ngay lập tức cho unit sở hữu một lượng sát thương hoặc hồi phục không hề nhỏ. Điều này khiến cho đội hình của bạn tăng tiến sức mạnh rất lớn chỉ với một trang bị. Hơn nữa, item này cũng thích hợp với nhiều dạng tướng chủ lực khác nên bạn có thể "xoay bài" vô cùng dễ dàng.

Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5? - Ảnh 4.

Nắm Đấm Công Lý dù ở bản thường hay Hắc Ám đều thích hợp với nhiều unit chủ lực

Lời khuyên là bạn không nên lấy Cung Gỗ từ thời điểm quá sớm ở mùa 5 bởi những item ghép từ món đồ này chỉ phục vụ các chủ lực vật lý mà thôi. Bạn sẽ rơi vào tình trạng rất tệ khi mua được Karma hay Vel'Koz nhưng lại có tới 2-3 chiếc Cung Gỗ trong kho đồ. Vì vậy bạn chỉ nên lấy Cung Gỗ kể từ stage 4 hoặc sau khi mua được chủ lực thích hợp mà thôi.

Ngoài ra thì bạn cần phải tập cho mình thói quen quan sát đối thủ liên tục để tránh tình trạng tranh giành các vị tướng chủ lực. Ở mùa 4, tướng Tinh Anh sẽ giúp bạn đạt được các mốc combo quan trọng kể cả khi đối thủ có chơi trùng đội hình. Tuy nhiên điều này sẽ không còn có thể diễn ra ở mùa 5 sắp tới.

Đấu Trường Chân Lý: Không còn cơ chế Tinh Anh, game thủ cần làm gì để thích nghi với mùa 5? - Ảnh 5.

Viego là tướng bị tranh giành rất gay gắt bởi cả game thủ sử dụng Chiến Binh lẫn người chơi Sát Thủ

Ví dụ như bạn không nên hướng tới mốc 6 Sát Thủ khi quan sát thấy có tới 2 nhà khác chơi đội hình Chiến Binh. Lý do là bởi Viego sẽ bị tranh giành vô cùng gay gắt và tỷ lệ bạn mua được unit này là rất thấp. Điều cần làm khi đó là dừng ở mốc 4 Sát Thủ và chuyển sang những tộc - hệ khác mạnh mẽ nhưng không bị tranh giành như Tà Thần, Ma Sứ hay Tiên Hắc Ám chẳng hạn.