Với 7 vị tướng có chiêu thức và vai trò hết sức đa dạng, tộc Thần Sứ dự kiến sẽ mang đến đội hình khá đồng đều. Nội tại khi kích hoạt Tộc giúp tăng khả năng sống sót trong giao tranh để các chủ lực có thể gây thêm Sát Thương.
Đặc biệt, các tướng chủ lực của Thần Sứ có thể gây Sát Thương tầm xa từ kỹ năng như Karma hoặc cận chiến với Nidalee, Riven. Vì thế, đội hình này được xem là có sự kết hợp khá toàn diện.
Cách chơi
Đội hình Thần Sứ mạnh dần về giữa và cuối trận, vì thế cần xác định được tướng chủ lực ở từng thời điểm để có thể giành được những lợi thế. Trong giai đoạn đầu thì có Kha’zik, tiếp đến có Nidalee, Riven. Và khi đội hình vào khung, Karma và Garen sẽ là những nguồn Sát Thương đáng kể về cuối trận.
Ưu tiên những trang bị gây Sát Thương ở các vòng đi chợ và Kho Vũ Khí. Vì có nhiều chủ lực nên việc chia các trang bị Sát Thương là cần thiết, dù vậy đội hình này không quá kén trang bị.
Giai đoạn đầu trận sử dụng Thần Sứ kết hợp với Sát Thủ là combo giữ máu hiệu quả. Gragas, Kha’Zik, Nocturne, LeBlanc, Warwick… là những tướng cần chú ý với khả năng giữ máu ổn.
Dần dần thay thế bộ khung đội hình với các tướng Thần Sứ khác. Ưu tiên lên cấp 7 ở vòng 4.2 và bắt đầu roll để lấy khung đội hình. Giai đoạn này Nidalee, Riven và Karma là những tướng rất thiết yếu và cần có. Sau đó hoàn tất 6 Thần Sứ ở cấp 7.
Lên cấp 8 tiếp tục tìm Garen để thay Gragas và hoàn thành đội hình. Lúc này có thể kết hợp thêm tộc phụ như Tà Thần với Ivern để tăng thêm tướng Chống Chịu. Ưu tiên dồn trang bị cho Nidalee và Karma trong đội hình này, còn lại đồ thủ này tới Riven và Garen.
Có thể bạn muốn xem thêm: TOP 8 vị tướng có lần “debut” đầu tiên trong ĐTCL
Trang bị cần thiết
Nidalee: Quyền Năng Khổng Lồ, Huyết Kiếm (Hắc Ám), Vô Cực Kiếm (Hắc Ám).
Karma: Găng Tay Bảo Thạch, Bùa Xanh (Hắc Ám)
Điểm mạnh: Dễ xây dựng, mạnh toàn diện từ đầu tới cuối, không phụ thuộc nhiều vào trang bị.
Điểm yếu: Không có Sát Thương đột biến, dễ bị tranh bài, phụ thuộc nhiều vào giai đoạn đầu game.