Dota 2 và những hạn chế trong công tác tổ chức giải đấu - eSports

Tranh view, bán độ, đổ lỗi và “fight me”... Dota 2 đang có quá nhiều thứ bất cập trong công tác tổ chức giải đấu và môi trường lành mạnh cho tuyển thủ.

Mấy ngày hôm nay quả thực là rất “vui” cho cộng đồng Dota 2, khi mọi người được hít drama muốn thủng phổi, đầu tiên là vụ Mike và AdmiralBulldog (Cẩu ca) cãi nhau tưng bừng về việc các streamer giành view giải đấu từ ban tổ chức, cho tới mới đây là màn bóc phốt các thành viên Newbee bán độ. Dota 2 chưa bao giờ hết sôi động vào bất kì giờ phút nào trong năm, nhưng đáng buồn là thời gian gần đây nó chỉ toàn mang tính tiêu cực.

Đội tuyển LMHT Griffin: Từ huy hoàng đến sụp đổ
Đội tuyển LMHT Griffin: Từ non trẻ đến huy hoàng rồi sụp đổ
Cùng nhìn lại lịch sử hoạt động của đội tuyển LMHT Griffin từ lúc họ còn là một tổ chức non trẻ tới những giải đấu thành công và cả lúc thất bại.

Đầu tiên hãy nói về vụ việc Kyle Freedman – một bình luận viên Dota 2 trong lúc lên sóng đã nói rằng các kênh stream ngoài luồng đang làm giảm 40% doanh thu của ban tổ chức, bởi vì nó làm mất đi tính độc quyền. Tất nhiên ngay sau đó Bulldog đã lên tiếng phản đối, gọi những lời nói của Kyle của là ngu ngốc và điên rồ, chủ yếu là cái con số 40% kia nghe thực sự vô cùng hư cấu. Kyle sau đó đã viết một bài dài vãi nồi về chủ đề này, chủ yếu để khai sáng cho thiên hạ về vấn đề lợi nhuận các giải đấu ra sao.

Theo đó thứ thực sự đáng giá khi tổ chức một giải đấu và được độc quyền luồng stream, đó là bạn sẽ đàm phán với bất kì ai về bất kì cái gì mà không sợ có thằng khác xen vào (nói gọn là kiểm soát luồng tiền của mình). Các nhà tài trợ sẽ trả tiền để quảng bá sản phẩm của mình và nhiều thứ khác chỉ có thể kiếm được trên kênh stream chính thức, đi kèm theo đó là những lời bảo đảm về lượng người xem mà ban tổ chức giải đấu đó phải cam kết thực hiện.

Giờ giả sử có một thằng chết toi nào đó làm một luồng stream khác, nó sẽ trực tiếp cắt bớt lượng người xem từ kênh chính thức. Đó là chưa kể tới việc phải giải thích với nhà tài trợ ra sao, khi cái kênh stream kia lại đang quảng cáo cho đối thủ của họ? Đây chính là cốt lõi mà Kyle muốn nói tới, đó là khi giải đấu không được phân phối độc quyền thì sẽ rất khó để kêu gọi quảng cáo.

Dota 2 và những hạn chế trong công tác tổ chức giải đấu

Hầu hết các giải đấu của Dota 2 đều do một bên thứ 3 tổ chức (trừ những sự kiện cực lớn như TI thì Valve bao thầu hết), nó dẫn tới tình trạng là luồng stream bị phân tán. So sánh với những game khác như Liên Minh Huyền Thoại hay Overwatch thì chúng ta sẽ thấy sự khác biệt, khi Blizzard đã bán bản quyền phát sóng Overwatch League cho Twitch với giá 90 triệu USD thời hạn 2 năm. Hay Riot Games toàn quyền bán các giải đấu LMHT trên toàn thế giới, vụ việc rõ ràng nhất là Việt Nam không thể cast LCK vì không đàm phán được.

Từ việc độc quyền này sẽ dẫn đến quảng cáo, khi các nhà tài trợ chắc chắn sẽ không có một luồng lậu nào đó xen vào làm trò. Cũng giống như thể thao truyền thống thì các trận đấu Esports sẽ có quảng cáo giữa giờ (sau khi 1 ván đấu kết thúc), nhưng Dota 2 lại gặp vấn đề vì 1 ván đấu của nó dài hơn LMHT hay Overwatch rất nhiều. Giả dụ như một trận đấu 50 phút thì bạn phải chờ cho hết chứ đâu có thể chen vào giữa được, cái này thì thuộc về bản chất kỹ thuật của game rồi nên không trách được.

Nó cũng cho thấy sự hụt hơi của Dota 2 trong việc tổ chức cái giải đấu và thu hút tài trợ, bạn chỉ cần nhìn qua danh sách quảng cáo là thấy sự khác biệt, khi LMHT tìm kiếm và hợp tác cùng rất nhiều ông lớn điển hình như Louis Vuitton với bộ trang phục True Damage (bán cả trong game lẫn ngoài đời) vào CKTG năm ngoái.

Dota 2 và những hạn chế trong công tác tổ chức giải đấu

Vụ việc các thành viên của Newbee lòi ra phốt bán độ và bị cấm thi đấu vĩnh viễn cách đây vài ngày cũng gây chấn động rất lớn, nhưng điều thú vị là nó không gây kinh ngạc, vì chả nói đâu xa mấy tháng trước trận đấu Avengerls vs Newbee đã sặc hết cả mùi lên rồi. Nhìn vào lịch sử của đội tuyển này, thì từ thời xa xưa dưới sự lãnh đạo của Xiao8 – hay tên thân mật là “đạo diễn 8” thì Newbee đã bị nghi ngờ làm độ nhiều trận, cho nên là nhiều người đã mỉa mai nó là “truyền thống” rồi.

Tại sao Dota 2 lại có nhiều phốt bán độ thì có rất nhiều lý do, nhưng một điểm mà ai cũng nhận thấy là việc xoay vòng giải đấu của nó hơi bị có vấn đề. Dota 2 không có những giải theo kiểu League nơi các đội tuyển thi đấu với nhau tính mùa như thể thao truyền thống, thay vào đó sẽ là kiểu tích điểm để đi Major và The International. Giờ tới vấn đề khác, vậy những đội tuyển yếu không thể cày đủ khả năng để bò tới đấu trường lớn thì sao, họ kiếm đâu ra tài chính để nuôi player?

Dota 2 và những hạn chế trong công tác tổ chức giải đấu

Câu trả lời là hãy tìm cách đánh những giải đấu nhỏ để tích lũy từ từ, sau đó đi lên sân chơi lớn – lý thuyết là thế nhưng thực tế thì khác. Các giải đấu Dota 2 cỡ nhỏ (hay mọi người thường gọi là giải cỏ) có lợi nhuận không cao, thời gian thi đấu ngắn, diễn ra quanh năm ngày tháng và thường là đánh online… tới đây thì chắc các bạn cũng hình dung được rồi, một đội tuyển nhỏ tham dự vào giải đấu nhỏ thì mục đích đôi khi không phải là vô địch đâu.

Cơ chế này của hệ thống giải cỏ Dota 2 rất không lành mạnh, vì nó tạo điều kiện cho player hư hỏng từ sớm và có khuynh hướng nhúng chàm. The International mỗi năm mỗi có và giải thưởng thì khủng thật, nhưng nó chỉ giành cho rất ít người thực sự giỏi, còn hằng hà sa số những player khác ở tầm dưới thì sao? Do không có hệ thống League nên Dota 2 không đảm bảo được sự ổn định tài chính và không thể độc quyền phát sóng, nó lại đi ngược về cái vế ở trên – không có quảng cáo và tài trợ.

Dota 2 và những hạn chế trong công tác tổ chức giải đấu

Tất nhiên không thể phủ nhận Dota 2 vẫn là một trong những game MOBA và hệ thống esports thành công nhất hiện tại, nhưng tới giờ thì những thứ giúp nó vận hành đã quá lỗi thời và cần thay đổi, có điều Valve không phải là tổ chức Esports mà là chỗ phân phối game, việc này chắc chắn chẳng hề nằm trong ưu tiên của họ đâu.