Gửi thư đe dọa cả Chủ tịch Ủy ban để đòi gỡ lệnh hạn chế chơi game, thanh niên 21 tuổi bị bắt

Sắc lệnh này hạn chế trẻ em dưới 18 tuổi sẽ có khoảng 60 phút chơi game hoặc sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày trong tuần và 90 phút vào cuối tuần.

Cảnh sát Nhật Bản mới đây đã bắt giữ một nghi phạm 21 tuổi sau khi người này bị cáo buộc đã gửi tin nhắn đe dọa đến thành viên của chính quyền tỉnh Kagawa, Ichirou Ouyama. Theo chính quyền địa phương, nghi phạm đã thừa nhận anh ta làm như thế vì muốn chính quyền Kagawa dỡ bỏ sắc lệnh hạn chế thời gian chơi game ở trẻ em.

Gửi thư đe dọa cả Chủ tịch Ủy ban để đòi gỡ lệnh hạn chế chơi game, thanh niên 21 tuổi bị bắt - Ảnh 1.

Cảnh sát cho biết, nghi phạm là sinh viên đại học ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, đã viết lời nhắn lên tường nhà của Ouyama vào hồi tháng 4 nhằm đe dọa sẽ đâm ông bằng con dao "hết lần này tới lần khác". Chính quyền đã thông báo cho cảnh sát về tin nhắn đe dọa hai ngày sau khi nó được gửi đến. Ouyama là chủ tịch của ủy ban hội nghị soạn thảo sắc lệnh.

Gửi thư đe dọa cả Chủ tịch Ủy ban để đòi gỡ lệnh hạn chế chơi game, thanh niên 21 tuổi bị bắt - Ảnh 2.

Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4, sau các cuộc họp trong hội nghị và lấy phiếu số đông. Mục đích của sắc lệnh là nhằm ngăn chặn nạn nghiện game và đánh dấu lần đầu tiên một chính quyền địa phương tại Nhật Bản đưa ra các hạn chế về game và điện thoại thông minh.

Sắc lệnh hạn chế trẻ em dưới 18 tuổi sẽ có khoảng 60 phút chơi game hoặc sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày trong tuần và 90 phút vào cuối tuần. Sắc lệnh cũng cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng các thiết bị điện tử sau 10 giờ đêm hoặc 9 giờ đêm đối với trẻ em dưới 12 tuổi.

Gửi thư đe dọa cả Chủ tịch Ủy ban để đòi gỡ lệnh hạn chế chơi game, thanh niên 21 tuổi bị bắt - Ảnh 3.

Mặc dù tỉnh này không đưa ra hình phạt cụ thể đối với các hộ gia đình không tuân thủ sắc lệnh nhưng luật cũng đã thu hút rất nhiều người dân và nhận được nhiều sự phản đối về quyền dân chủ. Vào tháng 5, một bà mẹ và đứa con trai 17 tuổi đã đệ đơn kiện tỉnh Kagawa và tuyên bố sắc lệnh này là "vi hiến" và "vi phạm các quyền cơ bản của con người". Hiệp hội luật sư tỉnh Kagawa cũng yêu cầu chính quyền địa phương bãi bỏ sắc lệnh này ngay lập tức vào hồi cuối tháng 5.