Ai cũng biết rằng việc văng tục chửi thề là điều đại kỵ đối với tuyển thủ LMHT chuyên nghiệp, và thậm chí Riot Games cũng đã đưa ra những hình phạt cực kỳ nghiêm khắc đối với hành vị này. Những tuyển thủ chuyên nghiệp vốn được xem là "người của công chúng", lại hoạt động ở một bộ môn mà định kiến xã hội đang còn nặng nề như Esports, thì việc giữ hình tượng bản thân là vô cùng quan trọng.
Thế nên hầu như tuyển thủ chuyên nghiệp nào cũng phải hết sức lưu ý lời ăn tiếng nói. Nhưng đôi lúc, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp game thủ chuyên nghiệp vướng vào những vụ lùm xùm cũng chỉ vì "vạ miệng".
Mới đây nhất chính là trường hợp của Zeros, khi cuộc cãi vã giữa anh và một game thủ khác ngay khi đang livestream trở thành một đề tài bàn tán của cộng đồng, trong khi Zeros thì đang có nguy cơ phải đối mặt với những hình phạt từ NPH game.
Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa đằng sau những giây phút "không làm chủ được lời nói" của những tuyển thủ LMHT chuyên nghiệp?
Đồng đội quá "tạ" hoặc cố tình...quăng game
Trường hợp QTV bị Sena "chửi" thẳng mặt trên Stream vì...feed là một minh chứng rõ ràng nhất. Cần nhấn mạnh rằng bài viết không hề có ý "đổ thừa" cho QTV, cộng đồng LMHT Việt thì đã quá hiểu phong cách stream for-fun của anh chàng này rồi. Tuy nhiên thì tư duy "không đặt nặng thành tích" khi leo rank của QTV không phải lúc nào cũng được hưởng ứng bởi những đồng đội của anh.
Cứ tưởng tượng trong một team 5 người mà một số thì try-hard để cố gắng cải thiện bậc rank, một số còn lại thì chỉ "chơi cho vui" chẳng hạn, chắc chắn sẽ có những xung đột xảy đến khi mà team đó gặp bất lợi trong trận đấu.
Sena từng bị cộng đồng LMHT Việt Nam chỉ trích gay gắt đến mức phải "ở ẩn" vì xúc phạm đàn anh QTV
Bản thân QTV cũng từng thừa nhận rằng anh không quá đặt nặng vấn đề leo rank nên đôi lúc vẫn chơi theo cảm hứng mỗi khi stream, tạo nên những tình huống có phần bi hài cho đồng đội của mình. Ở thời điểm khi "drama" với QTV nổ ra, Sena cũng đã bị chỉ trích rất nhiều vì những phát ngôn không đúng mực của mình. Nhưng sau này khi bình tĩnh và suy xét lại, thì hầu hết các fan QTV đều có thể thông cảm cho hành động "bức xúc nên lỡ lời" của cựu tuyển thủ này.
Thế nhưng sau tất cả thì anh và QTV vẫn làm hòa với nhau, thậm chí ông chủ FFQ còn mở rộng vòng tay chào đón Sena đến với đội tuyển khi anh quay trở lại Đấu trường chuyên nghiệp
Gặp một vài vấn đề trong cuộc sống hoặc trục trặc liên quan đến vấn đề luyện tập
Thời điểm mới chân ướt chân ráo sang Trung Quốc thi đấu, SofM cũng từng dính phải một cú "tai bay vạ gió" khá năng khi vạ miệng chửi thề và suýt thì bị cả cộng đồng LMHT Trung Quốc tẩy chay.
Cụ thể thì anh chàng này đã từng có phát ngôn "sb China" (tạm hiểu là *** Trung Quốc). Mà sau đó, SofM phải lên tiếng giải thích rằng mình lỡ miệng vì ức chế do...đường truyền Internet không ổn định, gây ảnh hưởng đến việc luyện tập. Quản lý Snake Esports sau đó cũng đã phải tốn không ít công sức để xoa dịu sự phẫn nộ từ cộng đồng.
Một người trầm tính như SofM cũng có khoảnh khắc ức chế vì những vấn đề trong cuộc sống dẫn đến hành động bồng bột
Không chỉ SofM, ngay cả nhiều game thủ chuyên nghiệp khác thi thoảng cũng rơi vào trường hợp tương tự, khi mà những vấn đề trong cuộc sống bủa vây khiến tâm trạng trở nên u ám, nhưng vẫn phải đáp ứng tiến độ công việc (luyện tập, Stream...) thì việc có những hành động tiêu cực đi quá giới hạn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Một thân một mình nơi xứ người và không còn nhận được sự bao bọc cũng như khoan dung của cộng đồng như thời còn ở Việt Nam, đây chắc chắn vẫn là một kỷ niệm nhớ đời giành cho SofM.
Quản lý Snake Esports phải rất vất vả mới xoa dịu được dư luận Trung Quốc
Bị chèn ép, bắt nạt quá đà bởi một bộ phận cộng đồng game thủ
Ngay trước khi CKTG 2018 diễn ra, Uzi đã bị Riot Games phạt tới 2000 USD vì có những hành động không đúng mực nhằm vào cộng đồng LMHT Hàn Quốc.
Nhưng trên thực tế, hầu hết người chơi LMHT quốc tế đều thừa nhận đây là một bản án có phần oan uổng. Trước khi có những hành động chỉ trích công khai nhắm vào người chơi ở máy chủ Hàn Quốc, Uzi mới chính là nạn nhân của những chiêu trò đả kích, châm biếm và thậm chí là kỳ thị mà một bộ phận người chơi Hàn Quốc nhắm vào anh.
Từ body shaming (chửi Uzi là "đồ lợn") cho đến kỳ thị quốc gia ("China dog") nhắm vào tuyển thủ này, khiến cho việc phản kháng của Uzi gần như là hệ quả tất yếu, dù nó có vi phạm quy định của Riot đi chăng nữa.
Kết
Cuối cùng thì chúng ta vẫn nên hiểu rằng, bản thân các tuyển thủ chuyên nghiệp đều hiểu rất rõ hậu quả của việc "vạ miệng", và chắc chắn họ sẽ hạn chế một cách tối đa những phát ngôn không chuẩn mực của mình.
Thế nên đằng sau những drama "văng tục, chửi thề", dường như luôn là một chuỗi nguyên nhân phức tạp mà những người hứng chịu chính là các tuyển thủ nọ. Dĩ nhiên, sai thì vẫn là sai, và những tuyển thủ này cuối cùng cũng phải chịu những hình phạt đích đáng, nhưng ở phương diện cộng đồng, có lẽ các fan hâm mộ cũng luôn có cái nhìn rộng lượng hơn để không quá khắt khe đối với những hành động như trên.