Palmyra là một trong những đế chế tồn tại ngắn nhất trong lịch sử từ năm 270-273 sau Công nguyên. Thế nhưng những giai thoại đặc biệt về đạo quân thần tốc được cai trị bởi một nữ hoàng quyền lực vẫn còn được nhắc lại.
Năm 267 một thị trấn nhỏ nằm trên ốc đảo sa mạc Syria được cai trị bởi Quan nhiếp chính La Mã Odenathus. Nơi đây bị lãng quên sau những cuộc chiến biến máu thành sông giữa Rome và Ba Tư. Tàn dư lính sau những trận chiến khốc liệt tìm đến Palmyra để trú ẩn và mưu cầu một cuộc sống bình yên hơn thay vì những cuộc chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào.
Sở hữu lượng tàn quân tinh nhuệ như vậy nên dân chúng Palmyra có giá 75 thực cao hơn 50% so với những loại dân khác nhưng lại khai thác mọi tài nguyên với tốc độ nhanh hơn 33%. Dân số của đế chế Palmyra không đông nhưng đặc biệt đa năng, có sức khoẻ tốt còn đạo quân của họ thì vô cùng tinh nhuệ.
Năm 270 một cuộc đảo chính nổ ra và Odenathus bị ám sát, thế nhưng vợ ông goá phụ Zenobia nhanh chóng tập hợp binh quyền của chồng dẹp tan cuộc nổi loạn và xử tử thủ phạm. Kể từ đó nữ hoàng Zenobia đứng sau nhiếp chính cho con trai Vaballathus cai trị Palmyra với chính sách ôn hoà. Người dân Palmyra sùng bái nữ hoàng Zenobia nhờ sự thân thiện nhưng cũng rất quyết đoán của bà.
Đế chế Palmyra cũng rất được lòng Rome vì thế họ thoải mái hoạt động trên sa mạc nhờ những đội quân vô cùng tinh nhuệ của mình. Người Palmyra trở nên giàu có nhờ cướp bóc những chuyến hàng trên sa mạc, giải cứu con tin cũng như bảo kê đá quý nhờ sự hậu thuẫn của Rome hùng mạnh.
Tuy nhiên tham vọng của nữ hoàng Zenobia lớn hơn những cuộc chinh phạt trên sa mạc. Vào năm 273 không cần sự đồng ý của Rome, đế chế Palmyra phát động cuộc tấn công Ai Cập với đạo quân 70.000 lính. Lịch sử ghi lại đạo quân tiên phong gồm những binh lính tinh nhuệ nhất đã di chuyển về phía Nam dọc theo bờ biển Palestine và bất ngờ đánh úp vào vùng đất tổ tiên của Cleopatra khiến nó không kịp trở tay.
Đạo quân lạc đà thần tốc của Palmyran vì thế được Microsoft ưu ái tăng 33% tốc độ di chuyển trong AOE. Những người yêu mến trò chơi này có lý do để gọi lạc đà Palmyran là những chú lạc đà bay hay lạc đà chạy nhanh tới mức chân gần như không chạm cát.
Thế nhưng việc có được Ai Cập mà chưa nhận được sự cho phép khiến đế chế Palmyra trở thành hiểm hoạ đối với Rome. Vua Aurelian cho rằng Palmyra cùng đạo quân cực kỳ tinh nhuệ chính là mối nguy hiểm tiềm tàng, đế chế này có thể xưng bá và chống lại Rome bất cứ lúc nào. Việc phát động một cuộc chiến không được sự cho phép của Rome cũng có thể trở thành tiền lệ, vì vậy Rome buộc phải đánh đổ Palmyra như một lời cảnh tỉnh cho những đế chế chư hầu.
Chỉ ít tháng sau khi nữ hoàng Zenobia có được Ai Cập, đế chế Palmyran của bà đứng trước nguy cơ diệt vong khi Rome phát động cuộc chiến với lực lượng quân sự chưa từng có. Vua Aurelian thân chinh ra trận với cuộc hành quân 124 ngày từ Rome tới Ai Cập, đi đầu là trinh sát và thợ rèn dẹp đường để đạo quân di chuyển, ngay phía sau là đạo quân với những vị tướng tinh nhuệ nhất chỉ huy kỵ binh, tiếp theo là Ballista (máy bắn tên khổng lồ) rồi mới tới nhà vua với sự bảo vệ của đoàn bộ binh.
Đội quân Palmyra dù tinh nhuệ tới mấy nhưng vũ khí quân sự của đế chế này không có một tia hy vọng để chống lại Rome. Những chú lạc đà cận chiến rõ ràng là không thể chạm vào một sợi lông của nhà vua Aurelian. Để tránh thương vong một cách vô nghĩa nữ hoàng Zenobia giải tán đạo quân và bỏ trốn khỏi Ai Cập để trở về Syria, thế nhưng Rome quyết không nương tay và truy đuổi đến cùng nữ hoàng của Palmyra.
Sau nhiều tháng chạy trốn và cầu xin sự giúp đỡ của những đế chế khác nhưng bất thành, Zenobia quyết định ra hàng và được tha mạng, bà được đưa về Rome và sống nốt phần đời còn lại trong yên ổn. Đế chế Palmyra cùng những chú lạc đà bay cũng chấm dứt từ đó!
Quang Minh