Những điều mà tân binh đi rừng của Longzhu – Han “Peanut” Wang-ho – cần từ những người đồng đội mới của anh ấy là đã quá rõ ràng, thậm chí nhiều người đã biết được những điều đó từ lúc anh ấy còn chưa ký hợp đồng với nhà đương kim vô địch LCK.
Và cũng giống như đội tuyển mới của anh, những điểm yếu của Peanut đã lộ ra trong một khoảng thời gian dài trước đó.
Khi Peanut thi đấu cho ROX Tigers vào năm 2016, chìa khóa dẫn đến chiến thắng của họ nằm ở mối đe dọa thường trực ở khu vực đường trên. Việc đẩy liên tục những đợt lính lên cao cũng gián tiếp giúp ROX Tigers kiểm soát được tầm nhìn, từ đó tạo điều kiện cho Peanut xâm chiếm rừng đối phương. Nếu như có pha giao tranh nào giữa 2 người đi rừng xảy ra, thì người đi đường trên của ROX là Song “Smeb” Kyung-ho thường sẽ là người có mặt trước để giải nguy cho Peanut một cách vô cùng kịp thời.
Trước khi đánh giá xem liệu Peanut có thể gặt hái được thành công trong màu áo mới này hay không, chúng ta hãy nhìn lại thời điểm thành công nhất trong sự nghiệp của anh ấy. Dựa trên cách mà Peanut thi đấu cho ROX và SKT T1, cũng như dựa trên chính điểm yếu của Longzhu, rõ ràng Peanut hoàn toàn có thể khiến thế mạnh của Longzhu ngày càng mạnh hơn. Thế nhưng anh lại khó có thể khắc phục được những yếu điểm của Longzhu, những yếu điểm đã khiến cho họ không thể giành được chức vô địch thế giới.
Khi thi đấu cho SKT, Peanut không có một người đi đường trên luôn giành được thế thắng đường. Thay vào đó, nhiệm vụ của anh thường là giúp đỡ tất cả các đường. Bên cạnh đó, sự phối hợp và giao tiếp giữa Peanut cùng Heo “Huni” Seung-hoon thường không được ăn khớp.
Peanut đã từng trả lời với ESPN tại CKTG rằng: “Meta đã thay đổi từ khu vực rừng sang chú trọng vào các làn đường, và đó cũng chính là sự khác biệt lớn nhất trong lối chơi của tôi.”
Trong quãng thời gian gần cuối năm 2017, những pha thiết lập đi gank đã dần trở nên có hiệu quả hơn là những pha phản gank. Chính điều đó đã làm cho lối chơi thích xâm lăng và thi đấu xoay quanh người đi rừng của đối phương của Peanut trở nên kém hiệu quả hơn trước. Đội của Peanut đã phụ thuộc vào anh để có thể giúp các đường giành được lợi thế và lăn quả cầu tuyết. Đặc biệt là trường hợp của Huni, người trước đây đã có được rất nhiều sự trợ giúp của Kim “Reignover” Yeu-jin. Chính sự hiện diện thường xuyên của Reignoverxung quanh khu vực đường trên là chìa khóa giúp Huni có được những thành công như trong quá khứ.
Peanut cho biết sau trận đấu đầu tiên của SKT với Cloud 9 tại CKTG: “C9 tập trung vào đường trên và khu vực rừng. Việc chúng tôi không bị đối phương hạ gục quá nhiều cho thấy rằng tập thể SKT đã cải thiện được khá nhiều trong khâu giao tiếp.”
Tuy nhiên, sự cải thiện đó lại chưa đạt được mức độ cần thiết. Sau khi SKT mang về cả Huni và Peanut, họ vẫn phải nhận thất bại trước Samsung Galaxy ở trận chung kết .
Nhưng cũng thật khó để đổ lỗi hoàn toàn cho Peanut. SKT từ trước đến nay được biết đến là một đội tuyển sử dụng người đi rừng để cung cấp tầm nhìn và hỗ trợ cho các đường, thay vì trông đợi vào người đi rừng có thể tạo ra được nhiều áp lực và trở thành ngôi sao của trận đấu.
Dựa vào những chiến thắng gần đây của Longzhu trước Jin Air và SKT tại KeSPA Cup, cũng như dựa vào những sự thay đổi về lượng kinh nghiệm mà người đi rừng nhận được trong phiên bản mới, tuyển thủ đi rừng mới của Longzhu hoàn toàn có đủ lý do để lạc quan. Peanut đã thay thế Moon “Cuzz” Woo-chan, người thường phải dựa vào những sự lựa chọn thắng đường của Longzhu để ngăn anh ấy mắc phải những bước đi sai lầm hoặc bị đối phương bắt bài.
Công thức tiêu chuẩn của Longzhu là chọn những kèo trên giành cho Kim “Khan” Dong-ha và Gwak “Bdd” Bo-seong, những người thường xuyên sử dụng những vị tướng có khả năng di chuyển bao quát bản đồ như Taliyah và Galio. Bằng cách đó, Cuzz thậm chí còn không cần thiết phải hỗ trợ toàn lực mới có thể giúp Khan có được lợi thế. Bdd sẽ phối hợp với Cuzz để đi gank thường xuyên, sau đó Khan sẽ lăn được cầu tuyết ở làn đường cách khi trận đấu trôi dần về cuối trận.
Tuy nhiên, điểm yếu của Longzhu sẽ xuất hiện khi đối phương nhắm vào khu vực đường dưới. Samsung và KT Rolster (hay thậm chí là cả Immortals và GIGABYTE Marines) đã chứng minh điều đó tại CKTG và cả LCK, khi những đội tuyển này nhắm vào khu vực đường dưới và ngăn Longzhu có được quyền kiểm soát khu vực đường giữa trong giai đoạn giữa và cuối trận. Bên cạnh đó, một phần của vấn đề này cũng xuất hiện khi Longzhu không thể kiểm soát được tầm nhìn xung quanh đường giữa hoặc hang Baron. Bdd đã từng trả lời rất thẳng thắn với ESPN rằng Longzhu đã gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng lối chơi thông thường của họ tại chung kết thế giới .
Lối chơi hổ báo của Peanut cùng với một lối di chuyển hiệu quả hơn sẽ giúp Longzhu lăn được quả cầu tuyết ở giai đoạn đầu trận đấu, đúng với lối chơi của Longzhu, tuy nhiên, những điểm yếu của Longzhu thì vẫn còn ở đó. Peanut đã tìm được những khoảng trống trong ván đầu đầu tiên của trận chung kết KeSPA Cup, tuy nhiên khi KT bắt đầu thi đấu xoay quanh đường dưới, điểm yếu chết người của họ lại một lần nữa bị lộ ra.
Ngoài ra, việc kiểm soát tầm nhìn chưa bao giờ là một thế mạnh của Peanut. Trong suốt quãng thời gian thi đấu cho ROX, những bình luận viên đã sử dụng cụm từ “con mắt di động” để miêu tả Peanut phụ thuộc nhiều như thế nào vào việc đẩy đường để có thể tạo cơ hội cho anh cướp rừng, nhưng lại không có đủ tầm nhìn để giành được lợi thế khi trận đấu kéo dài hay nắm được bước di chuyển của người đi rừng đối phương. Điều này hoàn toàn đúng trong năm 2017, khi SKT không hề có đủ lượng tầm nhìn để bật ngược trở lại sau khi đã bị đối phương dẫn trước, điều mà họ thường làm được trong quá khứ.
Đối với Longzhu ở thời điểm hiện tại, cặp đôi đường dưới của họ hoàn toàn nắm rõ lối chơi của Peanut. Kim “PraY” Jong-in và Kang “GorillA” Beon-hyeon hoàn toàn có thể hiểu được rằng sự xuất hiện của Peanut sẽ đẩy mạnh những ưu điểm trong lối chơi của họ.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để hy vọng vào một chức vô địch nào đó dành cho Longzhu, nếu như họ không tạo ra được bất kỳ sự thay đổi nào khác.