Những điều cần biết để Roam thành công (Phần 1)

Cùng tìm hiểu về một chiến thuật đang vô cùng thịnh hành tại meta hiện tại nào
Những điều cần biết để Roam thành công (Phần 1)

“Đi chơi” (Roam) trong Liên Minh Huyền Thoại là một trong những chiến lược thường bị bỏ qua và bị đánh giá thấp nhất trong trò chơi. Nếu được thực hiện chính xác, roam có thể cho phép bạn tạo nên áp lực tại nhiều làn cùng một lúc. Vậy nên, trong bài viết này, hãy cùng phân tích và tìm hiểu về những điều sẽ giúp bạn có một đợt roam thành công nhé.

divider-clipart-chapter-1

Những kiến thức căn bản về “Đi chơi” (Roam)

Trước khi đi vào tìm hiểu về cách và khi nào thì đi roam, chúng ta cần hiểu được những định nghĩa cơ bản rằng roam thực sự là gì. Nói một cách đơn giản nhất thì roam là khi bạn di chuyển từ đường này sang đường khác. Mọi vị tướng và vị trí đều có thể đi roam nhưng một số sẽ mang lại hiệu quả cao hơn số còn lại. Đơn cử như, Janna thường ít khi đi roam trong khi Alistar lại có thể trở thành một mối đe dọa lớn với đối thủ.

Alistar_20 (1)

Roam giai đoạn đầu trận sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trận đấu

Roam thường được thực hiện từ giai đoạn đầu tới giữa game đặc biệt là trong giai đoạn đi đường. Sở dĩ làm vậy là do ở thời điểm này, việc có được mạng hay chí ít là thu về lợi thế cho đồng đội bằng việc roam sở hữu tỷ lệ thành công lớn khi đối phương sẽ dễ bị rơi vào tình thế bị cô lập hay có số lượng ít hơn. Với sự xuất hiện của lớp giáp trụ từ mùa giải trước, giai đoạn đi đường đã được kéo dài đáng kể khi trụ trở nên khó có thể bị phá vỡ hơn. Nhờ vậy, một vài sai lầm sẽ không còn khiến bạn phải trả giá bằng trụ bảo vệ nữa. Ngoài ra, cũng vì sự kéo dài hơn của giai đoạn đầu game, việc đi roam không còn là thứ bạn nên mà là phải thực hiện.

SKT-Mata

Mata là người đã biến Roam trở thành một trong những chuẩn mực của tuyển thủ hỗ trợ

Vậy đâu là sự khác nhau giữa roam và đảo đường? Đảo đường cũng gần giống như roam và về cơ bản chúng giống nhau về hành động nhưng khác nhau về chủ đích. Bạn sẽ thấy tôi đề cập đến hai khái niệm này trong bài viết vậy nên tôi nghĩ rằng việc giải thích về chúng trước sẽ đem lại hiệu quả tốt trước khi tiếp tục trình bày. Nói chung, roam là một hành động mang tính tự nguyện và bạn sẽ quay trở lại đường của mình sau đó.

Mặt khác, đảo đường là khi bạn phải chuyển sang một đường khác. Ví dụ, Hỗ Trợ của đối thủ đang có thể roam ở mid và bạn buộc phải đảo đường để phù hợp với tình hình. Điều đó cũng có nghĩa bạn có thể phải ở lại đường khác trong một khoảng thời gian một khi bạn đã đặt chân tới đó.

Vì sao cần phải “đi chơi” (Roam)?

Lý do chủ yếu cho việc đi roam là để giúp đồng đội của mình sống sót và thắng đường. Ngoài ra, còn rất nhiều những lợi ích đi kèm khác mà một khi bạn hiểu được chúng, bạn chắc chắn sẽ có xu hướng thường xuyên đi roam và giúp đỡ đồng đội hơn.

esben-lash-rasmussen-riot-lol-jinx-yuumi-el-v001

Đôi khi đi roam sẽ giúp cho đồng đội thoát được cảnh bị hành khi vô tình gặp kèo khó

Khi đồng đội ở trong một kèo đấu khó khăn, họ có thể bị giết hoặc không thể farm được. Một khi họ đã bị tụt lại phía sau, họ có thể gặp rất nhiều khó khăn để có thể đi đường lại đối thủ của mình. Khi một vị trí đang gặp khó, roam có thể cho phép họ quay trở lại cuộc chơi bằng cách buộc kẻ thù phải quay về hoặc thậm chí là hạ gục họ. Một cuộc roam thành công như vậy sẽ cho đồng minh của bạn cơ hội kiếm được một lượng vàng và kinh nghiệm cần thiết. Ngoài ra, việc này cũng giúp đồng đội của bạn tự tin hơn và trở nên hữu ích trong giai đoạn sau khi họ không bị bỏ lại quá xa.

avatar-pyke

“Cứu người như cứu hỏa” nên hãy tích cự đi roam

Ngược lại, khi bạn đang gặp khó và có được một người đồng đội trợ giúp quả là vô cùng quý giá. Đó là do bạn cần thực hiện roam mỗi khi đồng minh của mình đang gặp khó và tụt lại về lượng vàng, kinh nghiệm và cấp độ. Trong những trò chơi như Liên Minh Huyền Thoại, tác động của mỗi thành viên trong đội là vô cùng quan trọng. Nếu một thành viên bị tụt lại, cả đội sẽ cảm thấy thật khó để có thể giành chiến thắng trong một tình huống giao tranh tổng khi lượng sức mạnh đôi bên tỏ ra khá chênh lệch. Đó là lý do vì sao hãy cố gắng đừng để đồng đội bị tụt lại hoặc ngó lơ yêu cầu được trợ giúp của đồng đội trong trường hợp bạn có khả năng để giúp họ.

Với những thay đổi gần đây về cơ chế tiền thưởng, bạn hoàn toàn có thể thu về cả ngàn tiền trong một lần đi roam bằng những mạng Chấm Dứt đối thủ mạnh. Và điều này không chỉ giúp bạn cũng như đồng đội của mình gia tăng lượng tài chính để lên được những món trang bị cần thiết bất kể là bạn hay đồng đội hạ gục được đối thủ.

5ab35de053e60_1

Sau khi roam thành công, bạn có thể tạo áp lực lên trụ của đối phương cũng như thu về vàng từ những lớp giáp trụ. Tạo ra áp lực và phá hủy trụ của đối thủ sẽ mở ra tầm nhìn cho đội của bạn, nó sẽ giúp cho việc roam càng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tiếp tục ra gank và khiến đối phương bị tụt lại sâu hơn nếu như họ phải lên cao để farm.

Còn rất nhiều những lý do khác để bạn thấy được vì sao mình cần phải đi roam nhưng sẽ khiến tôi mất cả ngày trời để liệt kê mất. Hãy chỉ cần nhớ rằng roam sẽ giúp đường đang thua thiệt của bạn quay lại trò chơi, mở rộng tầm nhìn và tăng thêm lượng vàng cho đội. Mỗi khi đi roam, hãy luôn luôn tập trung và chỉ đi roam khi bạn chắc chắn có thể thu lại điều gì đó.

Khi nào chúng ta cần đi roam?

avatar-twisted-fate

Hãy cân nhắc kỹ trước khi đi roam và đừng đặt ra những mục tiêu cứng nhắc như số lần roam,…

Có một suy nghĩ vô cùng sai lầm của một bộ phận game thủ là họ tin rằng có những thời điểm và số lượng lần roam nhất định cần phải thực hiện được. Ngoài ra, với những vị tướng như Twisted Fate với chiêu cuối hoàn hảo cho việc roam thì họ còn đặt ra những mục tiêu khác nữa. Đừng cố đặt ra hay theo đuổi những mục tiêu một cách cứng nhắc như vậy.

Thay vào đó, bạn cần đi roam thường xuyên nhất có thể mỗi khi có cơ hội. Thật không may, đây không phải chuyện có thể làm được trong ngày một ngày hai mà sẽ cần rất nhiều luyện tập và kinh nghiệm để bạn có thể thuần thục thao tác này và hoàn thiện việc di chuyển của mình trên bản đồ. Vậy nên, hãy đừng nản chí nếu như bạn không thể đi roam thành công ở những lần thử đầu tiên nhé.

Còn bây giờ, sau khi đã thảo luận khá khá về lý thuyết, hãy cùng tìm hiểu về một số trường hợp cụ thể trong trận đấu mà phù hợp cho việc đi roam nhé.

Ngay từ bệ đá cổ sau khi Biến Về

Roam sau khi quay về bệ đá cổ sẽ mang lại yếu tố bất ngờ cho đối thủ khi mà họ sẽ không nhìn được đường mà bạn ra và có thể sẽ không đoán được bạn đang rình rập họ ở vị trí đó. Khi bạn đi roam từ đường của mình, đối phương có thể liên lạc với đồng đội của mình và ra dấu rằng bạn đang di chuyển và khiến họ sẽ trở nên cảnh giác hơn trước khi đợt roam có thể diễn ra. Vậy nên, đi roam từ nhà sẽ khiến thông tin mà đối thủ có được giảm đi đáng kể.

Thêm vào đó, đi roam từ bệ đá còn giảm thiểu đi tổn thất có thể gánh chịu phụ thuộc vào vị trí mà bạn chơi. Bạn có thể nhanh chóng chuyển hướng và trở về đường của mình nếu như mọi chuyện không tiến triển tốt. Ví dụ: Nếu một người chơi Hỗ Trợ đi roam, họ thường sẽ đi qua rừng và nhắm tới vị trí Đường Giữa. Tuy nhiên, nếu đối thủ có dấu hiệu lui lại, người đi roam sẽ đơn giản là quay trở lại vị trí của mình và có thể xuất hiện trở lại đường gần như cùng lúc với Xạ Thủ của họ.

Tuy nhiên, bạn cần để mắt tới đường của mình trong khi đang di chuyển ra vị trí khác. Nếu như đối thủ xuất hiện tại đường của bạn sớm, họ có thể bắt đầu đẩy lính và bạn cần quay trở lại sớm nhất có thể.

Khi đối phương có ý định gank

Nếu bạn để ý thấy đối thủ đang có dấu hiệu tập hợp tới một đường nào đó, bạn có thể thử di chuyển ra và phản công họ. Hãy luôn cố gắng đảm bảo có được lượng tầm nhìn phù hợp để nắm được thông tin về hướng di chuyển của đối thủ rồi đưa ra những phán đoán cũng như quyết định chính xác.

Bạn có thể phản gank trực tiếp từ vị trí của mình hoặc là từ nhà và nội dung về những đường di chuyển di đi roam mà tôi sắp trình bày ở phần sau sẽ giúp bạn thực hiện điều này một cách hiệu quả.

Như video trên, người chơi đã đi roam ngay khi rời bệ đá do nhìn thấy người đi rừng của đối thủ dường như định ra gank đường giữa bởi đối thủ đã đi qua tầm nhìn của đội. Vậy nên, người này đã ra và chờ đợi cho tới khi đối phương bắt đầu hành động rồi tiến hành phản công. Kết quả là đội đã thu về một mạng hạ gục.

Khi xạ thủ của bạn thuộc mẫu có thể hành động độc lập (Dành cho người chơi hỗ trợ)

Nếu xạ thủ của bạn là người có thể tự lo được cho bản thân trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể tạm thời bỏ lại xạ thủ của mình để đi roam, qua đó tạo nên áp lực cho đường khác vì trong thời gian bạn di chuyển, họ có thể trụ lại vị trí của mình và farm.

Có rất nhiều vị tướng có thể tự mình lo được như Ezreal hay Draven nhưng điều này còn phụ thuộc cả vào kèo đấu và thế trận giữa hay bên nữa. Nếu Xạ Thủ của bạn đang thua thiệt hoặc không có khả năng đào thoát thì bạn sẽ không thể bỏ mặc họ được.

avatar-ezreal

Ngoài ra, trong lúc di chuyển, bạn cũng cần phải chú ý tới Xạ Thủ của mình. Nếu như họ có dấu hiệu gặp vấn đề, hãy quay lại sớm nhất có thể.

Khi xạ thủ của bạn không còn ở đường (Dành cho người chơi hỗ trợ)

Nếu xạ thủ của bạn không thể tự farm mà không có sự hỗ trợ của bạn, lựa chọn tốt nhất là đi roam sau khi họ đã Biến Về. Cũng giống như roam từ nhà, đi roam khi Xạ Thủ không còn ở đường sẽ là an toàn nhất đối với họ.

Từ góc nhìn của Xạ Thủ, họ sẽ cần bạn ở bên hỗ trợ mình hơn thay vì đi roam đặc biệt là khi họ cầm trong tay những vị tướng có sức mạnh yếu ở đầu game. Một điều lớn nhất mà bạn cần phải ghi nhớ đó là không được để Xạ Thủ của mình bị thua thiệt do những lần đi roam của mình.

Ngay khi Xạ Thủ không còn xuất hiện tại đường, hãy bắt đầu di chuyển nhanh nhất có thể để tận dụng triệt để thời gian cho việc roam của mình. Ngoài ra, việc đoán được Xạ Thủ của mình sắp biến về cũng vô cùng quan trọng khi bạn có thể lập tức lên kế hoạch cho việc roam rồi bắt đầu di chuyển hay biến về trước khi họ rời đường.

Như đoạn video trên, người chơi đã biến về trước khi xạ thủ hoàn tất việc farm. Điều đó đã giúp người chơi này có đủ thời gian để di chuyển đến vị trí xa hơn như Đường Trên và sau khi hoàn thành đợt roam, người này hoàn toàn có thể ra đường mà không để Xạ Thủ đơn độc quá lâu.

Khi bạn hồi Chiêu Cuối

Một số kèo đấu sẽ khó có thể mang lại mạng hạ gục cho bạn nếu bạn sử dụng chiêu cuối. Ví dụ như Hỗ Trợ như Leona hay Braum đều có những chiêu cuối mạnh nhưng cần phải kết hợp cùng với đồng đội nếu muốn hạ gục được đối thủ.

Chiêu cuối của Twisted Fate cũng vậy, nó gần như sẽ là không có nhiều tác dụng nếu như anh ta không dùng để đi roam. Vậy nên, mỗi khi chiêu cuối của mình hồi lại, hãy cố gắng tìm cách để đi roam.

Di chuyển đến nơi cần thiết để thu được mạng hạ gục là cách tối ưu hóa bộ chiêu thức mà vị tướng bạn chơi sở hữu cũng như tận dụng tối đa mọi tình huống. Roam trong trường hợp này phụ thuốc rất nhiều vào vị tướng bạn đang chơi nên hãy ghi nhớ điều này mỗi khi bạn có ý định đi roam.

avatar-twisted-fate

TF là một vị tướng có chiêu cuối vô cùng hoàn hảo trong việc roam. Hãy luôn để ý tới thanh máu của đối thủ và khi bạn nhận thấy thời cơ đến, hãy sử dụng chiêu cuối của mình để hạ gục đối thủ.

Khi chiêu cuối của đồng minh đã hồi lại

Sion là một vị tướng rất mạnh khi set up cho một pha giao tranh đông người với chiêu cuối của mình. Nếu như anh ta không thể rời đường vì đối phương đang tạo áp lực quá lớn hoặc đang rơi vào tầm ngắm của người đi rừng đối thủ, bạn có thể thử ra giúp khi anh ta hồi lại chiêu cuối của mình.

Những vị tướng phù hợp cho trường hợp này là Sion, Malphite, Nautilus, Ornn hay Rumble. Những vị tướng này đề có những chiêu cuối rất mạnh và hoàn toàn có thể thay đổi thế trận nhưng họ thường khó có thể rời được vị trí của mình để đi roam. Vậy nên, nếu như bạn có đủ sát thương, hãy thử di chuyển ra vị trí của họ để tận dụng bộ kỹ năng mà họ có.

Ở ví dụ này, cặp đôi đường dưới của đội xanh đang vô cùng yếu máu nhưng vì nhận ra chiêu cuối của Zilean chuẩn bị được hồi lại, người chơi đường trên quyết định đi roam ở vị trí này và sử dụng cặp đôi trên như mồi nhử để câu đối phương vào. Nhờ chiêu cuối của Zilean mà đội xanh không những không mất đi mạng nào mà còn thu được mạng của đối thủ.

Khi bạn vừa hạ gục đối thủ đi đường của bạn

Nếu như đối thủ của bạn vừa bị hạ gục hoặc là vừa biến về, bạn nên thử đi roam và làm điều gì đó khi họ không còn ở vị trí của mình. Ví dụ như sau khi bạn hạ gục được đối thủ, bạn có thể đi roam trong lúc họ chưa hồi sinh lại và thu về thêm thành quả vì lúc này bạn sẽ không có bất cứ áp lực nào ở vị trí của mình cả.

Lưu ý, nếu điều kiện hiện tại của bạn không cho phép hãy Biến Về và đừng cố đi roam. Ngoài ra, hãy cố gắng quay trở lại vị trí của mình cùng lúc với đối thủ để không để mất đi chỉ số lính, kinh nghiệm cũng như thế trận.

Khi đối thủ mất đi một phép bổ trợ phòng thủ

Nếu như khả năng phòng thủ của đối thủ bị giảm đi do họ đã phải sử dụng phép bổ trợ của mình trong tình huống trao đổi trước đó, bạn có thể tận dụng điều này, tập hợp đồng minh và thu về mạng hạ gục. Việc giao tiếp giữa những người chơi trong đội là vô cùng quan trong trong trường hợp này để biết rằng đối thủ nào đã mất đi phép bổ trợ gì.

Hãy cố gắng “ghé thăm” vị trí mà đối thủ vừa mất đi tốc biến hoặc đang trong thời gian hồi lại phép bổ trợ này, đặc biệt là những đối thủ không thực sự cơ động vì gần như họ sẽ chẳng thể thoát thân được. Khi đối thủ còn Tốc Biến, thành quả của việc roam sẽ có thể khó đạt được vì họ có khả năng đào thoát cũng như né được kỹ năng kiểm soát. Nhưng khi không còn, sẽ dễ dàng hơn cho bạn để thu về được mạng hạ gục.

Khi đối phương đang đi roam và bạn cần phải hành động để đối phó

Nếu một vị tướng đi roam, họ sẽ có được lợi thế về số lượng tại vị trí đó. Ví dụ, nếu một người đi đường giữa đi roam ở đường dưới, họ sẽ tạo ra tình huống giao tranh 3v2 và kết quả thường là có lợi cho phe có lợi thế hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần cố gắng bám theo đối thủ khi họ đi roam. Nếu không thể theo kịp đối thủ, hãy nhanh chóng đẩy lính và khiến họ phải sớm quay lại bằng việc tạo nên áp lực lên trụ.

Trong một số trường hợp, bạn sẽ có thể lập tức bám theo đối thủ nếu bạn giỏi trong việc giao tranh 1v1. Những vị tướng như Zed hay Akali thực sự rất tốt trong tình huống này. Tuy nhiên, nếu bạn thua thiệt hoặc không tốt lắm trong việc đấu 1v1, bạn sẽ phải đi một tuyến đường khác để đến vị trí đang bị đe dọa. Đi theo tuyến đường an toàn hơn sẽ cho phép bạn sống sót và không bị kẻ thù giết chết – đặc biệt là nếu họ là một kẻ sát thủ như Zed, người luôn đợi đối phương lơ là đi ngang qua và kết liễu họ.

avatar-zed

Trong một số trường hợp, đối phương có thể bẫy bạn bằng việc giả vờ đi roam. Vậy nên, hãy nhớ rằng đừng ngay lập tức đẩy lính cao hoặc lập tức đi theo họ vì bạn có thể rơi vào bẫy mà đối phương tạo ra. Trễ một vài giây sẽ không là gì so với việc bạn gặp bẫy và bị hạ gục.

Đi gank cùng với Rừng của bạn

Nếu người đi rừng hướng đến một đường mà trông khó có thể giải quyết được nếu chỉ có hai người họ, bạn có thể đi theo để tăng cơ hội thành công. Hãy tạo ra những tình huống 3v1 hay 4v2 để tối ưu hóa cơ hội của đội.

Nếu như bạn chơi vị tướng Hỗ Trợ không có khả năng cao cho việc đi roam, việc đi cùng Rừng của bạn sẽ giúp bạn bù đắp được những thiếu sót này. Ví dụ như, bạn cảm thấy khó đi roam khi chơi Janna nhưng nếu đi cùng Zac hay những vị tướng đi rừng khác, cô ấy sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ.

eggnivia-League-of-Legends-фэндомы-Janna-5671645

Những lưu ý trước khi đi roam

Trước khi quyết định đi roam, bạn cần phải đảm bảo rằng nó sẽ diễn ra như những gì mình muốn và bạn sẽ không lãng phí thời gian hay bị thua thiệt đối thủ. Dù bạn đang chơi ở vị trí nào, bạn cần phải ghi nhớ tất cả những gì tôi lưu ý ở trong mục này để tránh phạm phải sai lầm.

Vấn đề chính mà bạn có thể gặp phải khi đi roam là bạn có thể bị thua thiệt, bị mất đi vàng và kinh nghiệm khiến việc tăng tiến cấp độ cũng như trang bị bị đình trệ lại. Điều này có thể tạo ra khác biệt đáng kể giữa đội bạn và đối thủ.

Bạn có thể bỏ lỡ và đánh mất mục tiêu chính của mình khi bạn quyết định đi roam. Ví dụ như vị trí Hỗ Trợ là sinh mạng và tiến trình tăng tiến sức mạnh của Xạ Thủ.

Bạn cần phải nhanh chóng đưa ra quyết định của mình một cách rõ ràng và chính xác trong vài giây. Một số trong những quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cục của trận đấu. Vậy nên, việc suy nghĩ và hành động nhanh chóng dựa trên những nội dung trong phần này là vô cùng quan trọng. Cách tốt nhất để bạn đưa ra được quyết định cho một lần đi roam là tự đặt ra cho mình những câu hỏi dưới đây. Bằng việc đặt ra những câu hỏi này cùng với việc luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ trở nên thành thục kỹ năng quan trong này. Ngoài ra, đừng lo lắng khi bạn gặp khó khăn trong việc xác định cơ hội đi roam trong những lần thử đầu tiên.

  1. Bạn có đang chơi vị tướng có khả năng đi roam không?

Ở phần trước, tôi có đề cập rằng mọi vị trí và mọi vị tướng đều có thể đi roam. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng thật khó để làm điều này với những vị tướng không có kỹ năng khống chế mạnh như Janna, Soraka, … cũng như những vị tướng thiếu sát thương như Nasus.

Những vị tướng rất tuyệt trong việc đi roam là những tướng có lượng sát thương hoặc kỹ năng kiểm soát tốt. Alistar, Lissandra, Thresh, PykeTwisted Fate đều tuyệt vời khi đi roam nhờ bộ kỹ năng của mình. Điều này có nghĩa là nếu bạn chơi bất kỳ ai trong số những vị tướng kể trên bạn có thể yên tâm và chuyển tiếp đến những lưu ý tiếp theo.

avatar-lissandra(1)

Ngoài ra, nếu như bạn không đi roam với những vị tướng kể trên thì bạn đang tự làm khó mình vì ở giai đoạn cuối trận, những kỹ năng cho việc đi roam sẽ mất đi phần nào sự hữu dụng của mình trong những pha giao tranh tổng.

  1. Liệu vị trí bạn nhắm đến có phù hợp để tấn công?

Việc đọc bản đồ là vô cùng quan trọng đặc biệt là khi bạn muốn đi roam tại một đường khác. Việc kiểm tra tình hình những đường khác là bắt buộc trước khi bạn lên kế hoạch và rời khỏi vị trí của mình. Nếu không làm điều đó, bạn sẽ hoài phí thời gian và đánh mất cơ hội vượt lên đối thủ tại vị trí của mình.

Nếu đường bạn nhắm tới đang trong thế đẩy, trừ khi bạn có thể tự tin vào khả năng băng trụ, sẽ là vô nghĩa nếu tấn công vào đường đó bởi bạn sẽ chẳng làm được gì khi đối thủ đang ở trong tầm trụ của mình.

Camille-by-Junqi-Mu-HD-Wallpaper-Background-Fan-Art-Artwork-League-of-Legends-lol

Một điều nữa mà bạn cần chú ý là lượng máu còn lại của cả hai người chơi tại đường đó. Nếu một trong cả hai đang ở thế yếu máu, sẽ là không hiệu quả nếu bạn tiến hành di chuyển ra vị trí đó vì một trong hai sẽ phải lùi lại. Nếu đối thủ là người yếu máu, chắc chắn họ sẽ dọn nốt lính và trở về trước khi bạn có thể đến kịp. Nếu đồng đội là người yếu máu, họ sẽ không thể phối hợp cùng bạn để tấn công được.

Tránh việc roam khi đối phương đóng băng lính ở phần sân của họ trừ khi bạn có thể băng trụ hoặc đồng minh có thể phá vỡ thế đóng băng.

Nếu đợt lính đang đẩy về phía trụ đồng minh hoặc đang bị đóng băng ở phần sân của mình, đây có thể là thời điểm thích hợp để roam. Tuy nhiên, nếu đợt lính đang quá lớn, họ sẽ gặp khó trong việc ra hỗ trợ bạn một khi bạn đã tiến vào, vậy nên, hãy nhờ họ dọn bớt lính trước khi bạn xuất hiện.

  1. Đồng đội tại vị trí mà bạn đang đi roam có trong tay những gì?

Hãy đảm bảo rằng đồng đội của bạn có đủ lượng máu và đủ sức phối hợp cùng với bạn. Nếu như họ yếu máu, họ sẽ không thể giúp bạn được vì họ không nên bỏ mạng trong những tình huống như vậy.

Nếu như đồng đội của bạn thấp năng lượng, lượng sát thương gây ra từ những đòn đánh tay gây ra có thể là không đủ để kết liễu đối thủ và việc đi roam này sẽ vô cùng phí phạm và không thu được thành quả mong đợi.

Ngoài ra, nếu chiêu cuối của đồng đội đã hồi lại thì việc roam sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

  1. Với người chơi Hỗ Trợ: Liệu xạ thủ của bạn có thể farm và sống sót trong lúc bạn rời đi?

Một Hỗ trợ tốt có thể làm chủ bản đồ thông qua việc đi roam. Giống như Đường Giữa hay Rừng, một người Hỗ Trợ thành thục trong việc roam có thể ở mọi nơi tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, trước khi bỏ lại Xạ Thủ của mình, bạn cần chắc chắn rằng họ có thể đảm bảo được tính mạng khi bạn di chuyển đến vị trí khác.
Nhiệm vụ quan trong nhất của người chơi Hỗ Trợ là có thể đảm bảo cho Xạ Thủ của mình có thể farm, không bị hạ gục và không bị tụt lại so với đối thủ. Vậy nên, bạn cần phải đảm bảo được điều này trước khi nghĩ đến việc đi roam.

Nếu như Xạ Thủ của bạn là người không thể bị bỏ lại được do họ không còn phép bổ trợ, đang yếu hơn đối thủ hay không có kỹ năng đào thoát như Kog’Maw, Jhin, Twitch, bạn không nên đi roam khi họ vẫn đang còn ở đường. Thay vào đó, hãy đi roam khi thực sự đảm bảo họ thực sự đang được an toàn hoặc roam sau khi qua về bệ đá.

Blood-Moon-Jhin-by-抖腿美男子-HD-Wallpaper-Background-Fan-Art-Artwork-League-of-Legends-lol

Bạn có thể tự hỏi rằng liệu mình có thể đi roam ngay cả khi không đáp ứng tất cả các tiêu chí trên hay không. Câu trả lời là có, bạn có thể đi roam nếu những điều này không được đáp ứng. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên giảm thiểu những gì có thể mất đi để ngăn việc bạn có thể bị tụt lại phía sau.

Theo mobalytics

jb-intro-divider-2-600x22-1

Trong bài viết này, hãy cùng tạm thời kết thúc ở đây. Hy vọng những kiến thức phía trên khiến bạn cảm thấy hữu ích và hình thành thói quen thực hiện việc này. Hãy để lại suy nghĩ cũng như kinh nghiệm khác của mình ở bên dưới phần bình luận và cùng đón chờ phần tiếp theo của bài viết nhé.