Không phải lúc nào chơi game cũng xấu, ngược lại các nghiên cứu còn chỉ ra các trò chơi điện tử mang lại tinh thần thư thái, tăng cường phản xạ và cải thiện tư duy cho người chơi.
Mặc dù hầu hết phụ huynh luôn cho rằng chơi game sẽ khiến con em mình trở nên lơ là việc học, không nghe lời người lớn thậm chí là hư hỏng... Xong theo quan điểm khoa học, việc chơi game đem lại rất nhiều lợi ích. Ngoài tác dụng chính là giúp thư thái đầu óc sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng... các trò chơi điện tử còn mang lại nhiều điều bất ngờ hơn thế.
Tăng khả năng sáng tạo
Những trẻ chơi game giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo.
Một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 500 trẻ em, do Đại học bang Michigan (Mỹ) công bố vào năm 2011 đã chứng minh việc chơi game giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo. Thống kê cho thấy sự vượt trội khi so sánh với những bé chỉ sử dụng các thiết bị thông minh, máy vi tính... để truy cập internet, mạng xã hội mà không chơi bất kỳ game nào.
Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn... trong game đã kích thích các em phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ.
Tăng sự quyết đoán
Những trẻ hay chơi game thường nhanh nhạy và xử lý tình huống tốt hơn. (ảnh minh họa)
Nghiên cứu của tập thể chuyên gia thuộc Đại học Rochester (New York, Mỹ) cho thấy các game thủ nhỏ tuổi thường quyết đoán hơn nhóm trẻ thông thường cùng độ tuổi. Đáng ngạc nhiên, những quyết định của các gamer nhí có mức độ chính xác, hoàn thiện hơn dù khả năng phán xét chỉ tương đương nhau.
Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em chơi các thể loại game hành động, đòi hỏi cường độ hoạt động cao thường nhanh nhạy, chín chắn hơn hẳn so với nhóm thích trò chơi mang tính chiến thuật, có nhịp độ chậm rãi.
Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ
Những trò chơi tăng cường phản xạ.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, tập trung vào phân tích thành phần cấu trúc và tính liên kết của não bộ trên các game thủ. Cho thấy, người chơi game lâu năm đặc biệt là thể loại hành động, có khả năng nhận thức cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng thông thường hoặc mới chơi game trong thời gian ngắn.
Sau đó, khi thực nghiệm sâu hơn, đồng thời sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ trường (MRI), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các game thủ còn tập trung tốt hơn. Mặt khác, kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt của họ cũng phát triển rất đáng kể.
Phát triển kỹ năng giao tiếp
Cuộc khảo sát được kênh Twitch thực hiện trên 1000 game thủ với các tiêu chí cũng như yêu cầu về thống kê nhân chủng học cụ thể, xác định đã cho thấy người chơi game xây dựng mối liên hệ rất tốt với bạn bè và người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, họ còn nhận thức công bằng hơn về bình đẳng giới, đồng thời có xu hướng thích làm việc toàn thời gian (full time).
Như vậy, nghiên cứu của Twitch đã hoàn toàn bác bỏ các định kiến xã hội cho rằng game thủ thường là những người ngờ nghệch, nhút nhát, sống tách biệt khỏi xã hội, thậm chí bị từ chối, phân biệt đối xử.
Giải trí, giảm căng thẳng
Xã hội ngày càng phát triển thanh niên, sinh viên chịu rất nhiều áp lực từ môi trường sống, công việc, học tập. Ở các thành thị cũng như ở nông thôn còn thiếu các sân chơi lành mạnh trầm trọng. Chính vì thế game online là loại hình giải trí phù hợp mà giới trẻ tìm đến. việc chơi game online sẽ giúp tinh thần và thể chất của các bạn trẻ được thư giãn giải tỏa những áp lực từ cuộc sống mang lại. Giúp cho các bạn trẻ ngủ ngon hơn sau những giờ làm việc và học tập.
Tăng tính giáo dục, giúp người chơi học tập thêm kiến thức mà thế giới thực không có
Không đâu xa, trái với quan niệm coi game là xấu, mới đây, một ngôi trường tiểu học ở Hà Nội đã đưa game vào chương trình giảng dạy của mình. Theo đó, MineCraft sẽ giúp các em học sinh lớp 3, lớp 4 làm quen với các bạn mới, tập và ứng dụng các phép tính nhân vào xây dựng cơ bản. Giáo trình này được đông đảo phụ huynh quan tâm và ủng hộ.
Học sinh tiểu học Newton được hướng dẫn chơi MineCraft.
Về bản chất game không hề xấu, có điều người chơi lẫn người học có được tiếp cận đúng cách hay không. Trên thế giới đã có nhiều trường đại học đưa eSport vào giảng dạy để đào tạo những game thủ chuyên nghiệp. Họ vẫn sử dụng những bộ môn đối kháng cao, bắn súng đồng đội... mà không hề bị đánh giá là bạo lực.
Như vậy chúng ta có thể thấy tất cả mọi vấn đề đều mang tính hai mặt, có mặt tích cực cũng có mặt hạn chế. Điều quan trọng chúng ta sẽ ứng dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tích cực. Khoảng thời gian dành cho những trò chơi hợp lý sẽ phát huy tác dụng tích cực bất ngờ cho mỗi cá nhân.