Với những ai hay quan tâm và theo dõi ngành công nghiệp eSports chắc hẳn cũng đã quá quen thuộc với những khó khăn, gian khổ mà các vận động viên thi đấu chuyên nghiệp phải trải qua. Tuy nhiên, hiếm ai để ý rằng các game thủ chuyên nghiệp còn phải chấp nhận rủi ro vô cùng lớn khác có tên nhà phát hành.
Tất nhiên, đằng sau mỗi tựa game đều có nhà phát hành riêng. Bằng việc quảng bá và tổ chức các giải đấu, họ chính là người quyết định việc trò chơi nào có thể đạt đến đỉnh cao hoặc không.
Ví dụ như nhà phát hành của trò LMHT, Riot Games, bằng việc tổ chức nhiều giải đấu mang tầm cỡ quốc tế, đây đã trở thành tựa game hot nhất thế giới trong những năm qua.
Riot Games, nhà phát hành của trò chơi hot nhất thế giới hiện nay
Tuy nhiên, liệu bạn có tưởng tượng ra một ngày LMHT sẽ bị sụp đổ bởi quyết định vô cùng... trời ơi đất hỡi của Riot Games, khiến trò chơi này bị mọi người tẩy chay bằng các tính năng như pay-to-win. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra bởi họ chính là người sở hữu của LMHT, nên mọi quyền sinh sát đều thuộc về tay họ.
Nếu ngày đó thực sự xảy đến thì số phận của các tuyển thủ LMHT đang thi đấu như Faker, SofM hay Doinb, những người đã dành hết thanh xuân và sức lực vào tựa game này sẽ đi về đâu?
Đây có thể là một trong nhiều rào cản lớn nhất mà không phải ai cũng để ý tới khi quyết định bước chân vào con đường này, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng thế.
Nếu một ngày LMHT sụp đổ, những game thủ chuyên nghiệp của tựa game này sẽ đi về đâu?
Việc này trước đây cũng đã từng xảy ra rồi. Cụ thể, vào năm 2015, việc sáp nhập các đội tuyển chị em ở LCK đã khiến các game thủ khốn đốn.
Chưa hết, vào năm 2016, nhằm hạn chế tình trạng loạt game thủ Hàn Quốc xuất ngoại ồ ạt, Riot Games đã ban ra đạo luật chỉ cho phép những thành viên có thời gian thi đấu tại khu vực từ 2 đến 4 năm trở lên mới được tham dự giải.
Đạo luật mới này của Riot cũng khiến cho SofM khi ấy phải lo lắng
- Liên Quân Mobile: Talon Esports trở thành tân vương Thái Lan sau khi đánh bại Buriram United, ẵm trọn 4,4 tỷ đồng tiền thưởng
- Team Flash chiến thắng nhờ CERBERUS Esports "tự hủy", người hâm mộ vẫn đau đáu nhiều nỗi lo cho nhà ĐKVĐ
- LMHT: Team Flash nhá hàng tuyển thủ mới, GAM Esports đanh đá "cà khịa"
Ở tựa game khác, như Call of Duty, trong năm nay, nhà phát hành Activision đã tổ chức giải Call of Duty League, bao gồm 12 đội, mỗi đội tổng cộng gồm 5 người và sẽ thi đấu tại 12 thành phố khác nhau khắp thế giới.
Tuy nhiên vào tháng 8, Activision đã thay đổi luật lệ thi đấu từ 5 vs 5 thành 4 vs 4. Điều này đồng nghĩa rằng sẽ có khoảng 20% người chơi phải ngậm ngùi... ngồi nhà xem sau khi bỏ ra không ít sức lực luyện tập. Những tuyển thủ này không thể phản kháng và không thể đòi quyền lợi cho bản thân vì lúc ấy họ đang đối chọi với nhà phát hành game.
Activision đã "lấy đi" niềm hy vọng của 20% game thủ chỉ với một quyết định
"Nếu Activision thực sự quan tâm đến 'đứa con' của mình thì sẽ không có những quyết định ngu ngốc như vậy. Môi trường eSports của Call of Duty đã luôn và sẽ mãi là công cụ kiếm tiền của Activision không hơn không kém", theo lời James "Clayster" Eubanks, game thủ chuyên nghiệp hàng đầu Call of Duty chia sẻ.
James "Clayster" Eubanks, game thủ Call of Duty đã rất bức xúc về quyết định của Activision
Như vậy ta có thể thấy, không chỉ phải đối mặt với những rào cản như áp lực gia đình, định kiến xã hội, tương lai các game thủ chuyên nghiệp còn phải phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài nhưng không thể làm gì được hơn, bởi quyền tự quyết của họ lại rơi vào tay của những nhà phát hành game.
Ảnh: Internet