Riot Games bị tố phân biệt đối xử và coi thường các nhân viên nữ

Riot Games – công ty nổi tiếng thế giới với trò chơi LMHT đang bị tố cáo phân biệt giới tính ngay tại nơi làm việc:

ahri Riot Games bị tố phân biệt đối xử và coi thường các nhân viên nữ 1

 Mới đây, báo Kotaku đã có một báo cáo dựa trên hơn 28 nguồn tin từ các nhân viên nữ đã và đang làm việc tại Riot Games. Đặc biệt là Lacy, Lacy cho biết ở nơi làm việc cô thường bị các đồng nghiệp nam ngụ ý nói rằng làm việc muộn ở công ty thì chồng và các con cô sẽ rất nhớ cô. Ngoài ra các ý tưởng của Lacy cho công việc cũng không được công nhận một cách khó hiểu. Một lần để chứng thực việc này, Lacy đã nói ý tưởng táo bạo mà cô định trình bày trong cuộc họp cho một đồng nghiệp nam, anh ta hoài nghi về ý tưởng đó. Nhưng khi anh ta trình bày trong cuộc họp, toàn bộ văn phòng như kiểu “ôi chúa ơi, nó thật tuyệt vời…” Lacy nói không phải Riot không chấp nhận sự táo bạo – “HỌ CHỈ KHÔNG TÔN TRỌNG PHỤ NỮ THÔI”.

league_of_legends__leona_by_anastasiareddress-d8b1cij Riot Games bị tố phân biệt đối xử và coi thường các nhân viên nữ 2

 Theo thống kê, có 100 triệu người chơi hàng tháng vào năm 2016. Với 2.500 nhân viên trên 20 văn phòng, Riot là một đế chế trong ngành game. Vào năm 2013, Riot được chọn là một trong 25 công ty công nghệ tốt nhất của Business Insider để làm việc. Hai năm sau, nó kiếm được 1,6 tỷ đô la doanh thu, trở thành nơi làm việc đáng mơ ước của những người yêu game đặc biệt là yêu thích LMHT. Nhưng sự lớn mạnh đó của Riot cũng làm cho các nhân viên nữ không dám nói lên sự thật, họ lo sợ sự nghiệp của mình trong tương lai sẽ bị gây khó dễ, đó là lí do mà nhiều người đã im lặng suốt thời gian làm ở Riot.

 Một nhân viên nữ cũng từng thấy một chuỗi email của đồng nghiệp nam nói về nhân viên nữ Riot với tiêu đề “thâm nhập vào cô ấy” với đại ý nói về việc “cô ấy là mục tiêu tốt để ngủ cùng một đêm và không bao giờ liên lạc lại.”

draven-x-darius Riot Games bị tố phân biệt đối xử và coi thường các nhân viên nữ 3

“‘Bro culture’ là có thật” (tạm dịch là “văn hóa anh em”) – từ một nhân viên Riot nữ, và nó rất đau đớn với các nhân viên nữ, “giống như làm việc ở nơi chỉ có tình anh em khổng lồ vậy, tôi đã nghỉ việc vì nó”, nhân viên nữ ở đây dường như không có tiếng nói. Có hơn 80% nhân viên tại Riot là đàn ông, theo như thống kê qua giấy phép lái xe tại Riot Games. Ngoài ra thì cũng còn nhiều nhân viên nữ cho biết họ bị coi thưởng tại nơi làm việc.

riot-game Riot Games bị tố phân biệt đối xử và coi thường các nhân viên nữ 4

Đáp trả cho bài tố này của Kotaku, người đại diện cho Riot là Joe Hixson đã lên tiếng: “Bài viết này đã soi sáng một số góc khuất mà chúng tôi chưa từng sống theo quan điểm của mình, những góc sẽ không có chỗ đứng tại Riot. Chúng tôi đã thực hiện nhiều chính sách chống lại các trường hợp cụ thể trong bài viết và chúng tôi cam kết sẽ truy xét tới cùng. Tất cả các Riot-er phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra một môi trường mà mọi người đều bình đẳng, đều có cơ hội lắng nghe, nói lên ý kiến, phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp của họ.”

Phía Riot cũng cho biết thêm ở đây không hề có sự phân biệt đối xử: “Nếu 2 nhân viên Riot cùng làm 1 việc, họ sẽ có chung 1 tiêu chí đánh giá.”

Hixson cũng nói tiếp: “Chúng tôi cố gắng để nuôi dưỡng một nền văn hóa độc đáo trong Riot giúp chúng tôi đem tới người chơi những trải nghiệm tuyệt nhất, biến Riot thành nơi mà chúng tôi tập trung hoàn toàn vào người chơi, nơi mà Riot-er có cơ hội bình đẳng để lắng nghe, phát triển chính họ và trở nên tốt hơn.” Khi trả lời về bài báo của Kotaku.

Sau cùng, cộng đồng LMHT nước ngoài cho rằng Riot vẫn khá mập mờ khi không hề xác thực những vụ việc mà Lacy nói ra, chỉ một mực nói về “văn hóa” tại Riot là bình đẳng này nọ kèm theo cam kết truy xét tới cùng khiến cho người chơi cực kỳ khó chịu và tỏ ra không hài lòng về phản hồi này.