VĐV Esports khuyết tật mong muốn phá vỡ giới hạn trong thể thao

Esports là môn thể thao bình đẳng nhất - Đó là điều mà Shunya Hatakeyama, Naoya Kitamura và một số game thủ Nhật Bản khác đang cố gắng chứng minh cho xã hội thấy.

Không giống như các môn thể thao khác, Esports sẽ đưa người chơi đến với một thế giới bình đẳng: "Không có giải đấu Esports cho người tật nguyền. Dù ở ngoài đời, bạn không thể chạy nhảy và chơi những môn thể thao thông thường, nhưng bạn vẫn có thể tham gia giải đấu và chứng minh giá trị của bản thân trong thế giới online" Rowan ‘Magnetbrain’ Crothers, game thủ Valorant bị bệnh bãi nào đã giành HCV Paralympic từng chia sẻ: "Dù tôi có xuất sắc đến đâu trên đường bơi, tôi vẫn chỉ có thể giới hạn bản thân ở Paralympic. Nhưng với Esports, không có sự khác biệt nào hết giữa tôi và những người chơi khác."

Rowan ‘Magnetbrain’ Crothers đã gặt hái hàng loạt thành công ở trên đường đua xanh lẫn đấu trường Esports

Tại Nhật Bản, phong trào chơi game chuyên nghiệp đã lan rộng đến cộng đồng người khuyết tật. Daiki Kato đã thành lập một công ty mang tên ePara, cho phép các game thủ khuyết tật được thử sức tại các giải đấu Esports. Naoya Kitamura là một trong những thành viên của công ty, anh bị mù bẩm sinh, nhưng vẫn tham gia vào ngành công nghiệp tỷ đô với mong muốn xã hội sẽ cởi mở hơn với những con người khuyết tật:

"Ban đầu, tôi sẽ đứng yên và lắng nghe các âm thanh để biết đối phương di chuyển như thế nào." Kitamura chia sẻ về cách tôi chơi Street Fighter: "Sau đó, tôi sẽ phản ứng và bắt đầu di chuyển."

Naoya Kitamura: Game thủ Street Fighter bị mù và dựa vào âm thanh để chơi games

Kitamura không chỉ mong muốn thay đổi quan điểm Esports chỉ là "chơi games" mà còn thông qua Esports, mọi người sẽ không còn nhìn nhận những người khuyết tật là những người luôn cần đến sự giúp đỡ: "Tôi rất giỏi về máy tính và tôi tự tin mình có thể làm được nhiều thứ hơn những người bình thường."

Một game thủ Street Fighter khác có tên là Shunya Hatakeyama cũng mong muốn hướng đến sự công bằng và phá vỡ giới hạn trong thể thao. Hatakeyama bị mắc chứng Loạn dưỡng cơ và phải sử dụng xe lăn từ năm lên 6 tuổi. Anh luôn đam mê các tựa game đối kháng nhưng đã phải từ bỏ chúng trong suốt 6 năm liền vì cơ bắp của anh không đủ sức để điều khiển tay cầm hay bàn phím.

Tuy nhiên, một người bạn đã thiết kế cho Hatakeyama một bộ bàn phím với thiết kế đặc biệt, giúp anh có thể tiếp tục đam mê của mình. Vào thời điểm hiện tại, Hatakeyama đã tham gia nhiều giải đấu, anh trở thành HLV cho những game thủ khuyết tật, hướng dẫn họ thực hiện các thao tác hay cách điều khiển các nhân vật.

Shunya Hatakeyama tham dự các giải đấu Street Fighter cùng những game thủ bình thường khác

"Nếu tôi từ bỏ chơi games, tôi không nghĩ mình sẽ tìm ra bất cứ giải pháp nào trong cuộc sống mỗi khi gặp khó khăn." Hatakeyama chia sẻ: "Khi tôi tham dự các giải đấu, khuyết tật sẽ không phải là trở ngại. Tôi muốn khiến tất cả phải trầm trồ với cách mà tôi thi đấu."

Kato, sáng lập của công ty ePara, tin rằng Esports sẽ là công cụ mà những người khuyết tật có thể tự tin chứng minh khả năng của mình :"Bạn không cần phải phân biệt người bình thường hay người khuyết tật trong thế giới Esports. Đó chính là điều thú vị nhất của môn thể thao này. Dù bạn có ngôi xe lăn hay không, những cuộc tranh tài và luật lệ trong games vẫn không có gì thay đổi."