Vị trí trong Valorant quan trọng thế nào: Đừng chơi với quá nhiều Duelist, đừng thiếu Controller

Duelist

Đã bao giờ bạn gặp một trận đấu mà team bạn có đến 3, 4 trong khi một mình bạn cầm Controller?

Không phải ngẫu nhiên mà Riot Games phân những agents trong tựa game Valorant ra thành 4 lớp đặc vụ, bao gồm: (đối đầu), Initiator (khởi tranh), Sentinel (hộ vệ) và Controller (kiểm soát). Mỗi đặc vụ đều có một bộ kỹ năng riêng để phù hợp với vị trí của mình cũng như chiến thuật của cả đội.

Dù tùy theo mỗi map đấu sẽ có những chiến thuật riêng, đôi khi không cần 1 số lớp đặc vụ nhưng chắc chắn bắn với việc thiếu quá nhiều role sẽ khiến mọi thứ khó khăn hơn rất nhiều.

Hãy cùng xem nhiệm vụ của từng lớp đặc vụ là gì và bạn đã làm tròn vai khi sử dụng những agents thuộc lớp đặc vụ này chưa nhé.

MỤC LỤC [Hiện]

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của một đương nhiên là lao vào site đầu tiên, gây hỗn loạn, chỉ điểm vị trí của địch, hút đạn cho những người vào sau và nếu được thì đổi mạng càng nhiều càng tốt cho cả team.

, với bộ kỹ năng thường có độ cơ động cao (Jett, Raze, Yoru) hoặc khả năng tự hồi phục sau những pha đấu súng (Phoenix, Reyna) và hồi lại kỹ năng đặc biệt sau khi có những điểm hạ gục luôn dành cho những người chơi có kỹ năng cao. Nếu lao vào site có thể đổi được 1, 2 mạng thì những người tiến vào sau (thường là Initiator) sẽ rất dễ xử lý phần còn lại.

Điểm mạnh

Cơ động, bộ kỹ năng dễ chơi, nghiêng về hỗ trợ đấu súng nhiều hơn. được sinh ra là để bắn súng, có mạng và gây hỗn loạn giữa lòng địch trong những tình huống tiến công hoặc retake.

Điểm yếu

Bộ kỹ năng của một cực kì khó phối hợp cùng đồng đội nếu không muốn nói đôi khi sẽ là bóp ngược. Vì vậy, một không có mạng hoặc không thể gây nhiễu loạn trong những giây đầu tiên băng vào site là một vô dụng.

Nhiệm vụ

Đúng như cái tên của lớp đặc vụ - khởi tranh, Initiator là những người sẽ mở đầu cuộc giao tranh bằng cách đem lại những lợi thế cho đồng đội như thông tin, hiệu ứng (mù, choáng) để giúp đồng đội có lợi thế trong những pha đấu súng tốc độ cao ngay sau đó.

Initiator cũng thường là người sẽ lao vào thứ 2 sau khi sử dụng lượng kỹ năng của mình để hỗ trợ hoặc người đầu tiên tiến vào site. Nhiệm vụ của Initiator là luôn đảm bảo đồng đội có lợi thế trong những cuộc đấu và dọn dẹp phần còn lại của giao tranh.

Điểm mạnh

Initiator luôn có hiệu ứng xấu cho đối thủ (choáng, mù) hoặc khả năng cung cấp thông tin về vị trí kẻ địch cho đồng đội trong bộ kỹ năng của mình. Nếu tận dụng tốt, kẻ địch sẽ phải nằm xuống mà đôi khi còn chẳng kịp nổ phát súng nào.

Điểm yếu

Initiator có khả năng hoạt động độc lập tốt và teamwork cũng tốt, nhưng sẽ rất khó để tự mình băng vào site và gây nhiễu loạn đội hình kẻ địch do thiếu những kỹ năng cơ động.

Nhiệm vụ

Hộ vệ là những người có trách nhiệm bọc sườn cho đồng đội, tránh những pha móc máy hoặc kiểm soát cứng một choke point. Nôm na, Sentinel là những người bảo vệ, có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cả team.

Có nhiều loại Sentinel, từ cung cấp thông tin (Cypher, Killjoy) cho đến đem lại khả năng hồi phục và che chắn mạnh mẽ như Sage. Ngoài ra, một nhân vật “ngoại lệ” luôn được cộng đồng réo tên như một “ trá hình” – Chamber, cũng là một Sentinel.


Không phải tên Sentinel cầm OP người Pháp này 

Điểm mạnh

Kiểm soát cứng một khu vực, đem lại thông tin, bảo vệ phía sau và bên sườn là những gì mọi Sentinel đều có khả năng làm tốt. Một người chơi Sentinel sẽ thường đi từ giữa đến phía sau đội hình để đảm bảo khả năng lấy thông tin, tránh bị bọc hậu của mình nếu ở phe công hoặc solo 1 site với lượng thông tin và khả năng kiểm soát cứng tốt nếu ở phe thủ.

Điểm yếu

Một hộ vệ thường không có hiệu ứng trong bộ kỹ năng của mình cũng như hoàn toàn không có kỹ năng cơ động để lao thẳng vào site. Nếu dùng một Sentinel, việc là người đầu tiên chạy vào site sẽ là điều cực kì tệ.

Vị trí cần nhiều tư duy và hiểu biết nhất trong trò chơi. Một Controller cần phải biết làm gì, che đậy, kiểm soát khu vực nào với những trái smoke của mình để đem lại lợi thế cho cả đội, giảm bớt những góc phải check khi lao vào chiếm site hoặc ngăn kẻ địch băng vào dễ dàng hạ cả đội mình.

Điểm mạnh

Mọi Controller đều có khả năng kiểm soát mềm mạnh mẽ nhờ những trái smoke hoặc kỹ năng che chắn tầm nhìn của mình. Nếu biết cách sử dụng và có những hiểu biết sâu rộng về trò chơi, những Controller có thể hoàn toàn cô lập 1 vị trí và chiếm tiên cơ hoàn toàn tại một khu vực cho đến khi hết những trái smoke của mình.

Điểm yếu

Không có khả năng hồi phục, không có độ cơ động, kiểm soát là điều duy nhất một Controller làm được và cũng là điều mà lớp đặc vụ này làm tốt nhất game. Nếu dùng sai những kỹ năng của mình, smoke của Controller hoàn toàn có thể trở thành những chướng ngại vật bóp ngược lại chính đội của mình.

Có thể nói, đây là vị trí cần nhiều kiến thức nhất trong trò chơi.

Tại sao một đội hình không nên có quá nhiều một vị trí?

Valorant là một trò chơi bắn súng có sử dụng kỹ năng, vì vậy đừng ngạc nhiên khi đôi lúc bạn sẽ chết mà thậm chí còn không thể bắn nổi một viên đạn nào. Có vô số những tình huống phải nằm xuống trong khi bị choáng, bị mù, bị spam qua smoke vì những kĩ năng của đối phương.

Như đã nói ở trên, dù tại một số bản đồ nhất định, việc thiếu 1, 2 role trong đội hình là điều có thể chấp nhận được nhưng chắc chắn, trong số đó không thể có Controller. Ngược lại, rất ít các đội tuyển chuyên nghiệp có thể sử dụng nhiều hơn 2 tại bất kì map đấu nào trong khi những trận đấu rank, đặc biệt là rank thấp vô cùng thường thấy.


DRX là một trong số ít các đội bắn cực tốt chiến thuật không cần

Nếu có quá nhiều , đương nhiên cả đội sẽ phải đánh đổi bằng khả năng của một lớp đặc vụ khác như quyền kiểm soát địa hình của Controller, khả năng hôi phục và bọc sườn của Sentinel hay lợi thế khi khởi đầu giao tranh của Initiator. Trong khi nếu có bất kì nào không thể chơi tốt và có được mạng, bộ kỹ năng đặc thù của lớp đặc vụ này cũng không thể giúp ích được cho team.

Trong khi đó, có quá nhiều Initiator sẽ khiến cả đội bị thừa trong những hiệu ứng như flash, choáng hay thông tin mà lại không có khả năng tấn công hay phòng thủ mạnh.

Một đội hình có quá nhiều Controller hay Sentinel cũng vậy. Thừa quá nhiều một vị trí sẽ khiến cả đội gặp khó khăn khi kết hợp về mặt chiến thuật.

Trong Valorant, hãy ghi nhớ quy tắc vàng là con số “2”: Không nên chơi một vị trí quá 2 đặc vụ và không nên thiếu Controller. Hãy quan sát và hỏi đồng đội xem họ chơi gì, từ đó hỗ trợ cả team bằng việc chơi những vị trí còn thiếu. Dù trong một tựa game FPS như Valorant, khả năng aim là không thể thiếu nhưng những kiến thức về game cũng như chiến thuật của cả đội có thể bù đắp được rất nhiều và đôi khi là xóa nhòa khoảng cách giữa một người bắn súng hay và một người bắn súng không được tốt.