Trong lịch sử các kỳ CKTG, các đội tuyển LPL đã có cơ hội góp mặt ở rất nhiều trận chung kết, mang về 3 chức vô địch. Đây là một thành tích cũng rất đáng ngưỡng mộ, giúp khu vực LPL trở thành đại kình địch của LCK. Thế nhưng, nếu xét trên tổng thể, LPL vào CKTG nhiều nhưng lại có quá ít chức vô địch so với LCK. Bởi lẽ, chỉ riêng SKT T1/T1 đã sở hữu cho mình tận 4 lần lên ngôi, nhiều hơn toàn bộ cả khu vực LPL cộng lại.
Weibo Gaming là cái tên mới nhất gia nhập danh sách "bại tướng" của LCK trong trận chung kết của các kỳ CKTG. Nhưng lần này, WBG lại nhận vô vàn "gạch đá" từ người hâm mộ trong khu vực. Dù hầu hết các ý kiến đều cho rằng, T1 khi đó quá mạnh lại có thêm nội tại "LPL Slayer" nhưng cách mà WBG thua trận thực sự khó chấp nhận. Trong cả 3 ván, đều chỉ có 1 kịch bản: 2 bên giằng co đầu trận - T1 tăng tốc - WBG chịu trận và thua cuộc. Thậm chí, Faker có lựa chọn "làm content" mang tên Ahri với vô số pha Hôn Gió trượt thì WBG vẫn không thắng nổi bất kỳ pha giao tranh nào.
Trong lần gần nhất một đội LPL thua một đội LCK, đã là từ tận năm 2020 với trận thua của Suning trước Damwon Gaming . Và tất nhiên, SofM cùng các đồng đội lại bị "liên đới". Theo đó, các fan LPL cho rằng, WBG bị chỉ trích nhiều như vậy là do họ đã thua quá bạc nhược. Dù cùng là hạt giống bị đánh giá thấp nhất, nhưng SN vẫn còn tỏ ra là thực sự thi đấu trận chung kết với tâm lý "phải thắng bằng mọi giá".
Chưa kể, hành trình của SN là không hề dễ dàng khi họ chung bảng với G2 Esports và Team Liquid - những đội vẫn rất mạnh lúc đó. Sau đó, SN còn thắng luôn cả JD Gaming và Top Esports để nghiễm nhiên có mặt tại chung kết. Trong khi đó, đội thực sự đủ mạnh để uy hiếp WBG , có lẽ chỉ có Bilibili Gaming.
Kết quả đều là thất bại nhưng cách thua mới quan trọng. Và WBG đã không cho thấy họ có thể so được với bất kỳ đại diện LPL nào đã thất bại trong quá khứ, kể cả tập thể yếu bậc nhất các đại diện LPL từng góp mặt tại chung kết của CKTG như SN.