Trung Quốc
Cái đáng sợ của khu vực LPL không phải là họ mạnh như thế nào mà là sự đồng đều của các đội tuyển. Cách đây khoảng nửa năm, sau khi xem Funplus Phoenix vô địch thế giới, chúng ta có thể nói rằng LPL chỉ có một mình FPX là đáng ngại nhưng hiện giờ thì những cái tên như JD Gaming, Top Esports cũng cực kì bá đạo.
Top Esports đang được đánh giá rất cao, thậm chí là mạnh nhất thế giới, sau khi vô địch giải Trung - Hàn Đại Chiến.
Nhìn cái cách những đội tuyển LPL vùi dập người Hàn tại giải Trung - Hàn Đại Chiến vừa rồi mới thấy họ mạnh tới mức nào. Với một hệ thống đào tạo tài năng trẻ bài bản, những game thủ mới được trao cơ hội để thi đấu chứ không bị mất vị trí bởi những ngôi sao ngoại quốc, LPL hứa hẹn sẽ tiếp tục thống trị LMHT trong vài năm nữa.
Châu Âu - Hàn Quốc
Đây có lẽ là 2 khu vực có thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đều có những vấn đề nhất định và khó có thể vươn lên Top 1.
Khu vực Châu Âu tiếp tục gặp vấn đề về chênh lệch trình độ với việc G2 Esports vẫn một mình một ngựa vô địch LEC mùa xuân 2020 chả mấy khó khăn, dù cho họ có "tấu hài" kiểu gì đi nữa. Có lẽ câu chuyện của giải mùa hè năm nay sẽ giống với năm ngoái, G2 Esports tiếp tục thống trị Châu Âu, thi đấu thăng hoa ở CKTG và rồi bị đánh bị bởi nhà vô địch thế giới.
Vấn đề là nếu đột nhiên G2 Esports xuống phong độ thì ai sẽ là người thay thế họ đây?
Nhỡ một ngày cả Caps và Perkz cùng chơi tệ thì ai sẽ gánh G2 Esports đây
Hàn Quốc thì đang rơi vào một trạng thái chuyển giao thế hệ khi phần lớn đội hình của các team top đầu đều là các tuyển thủ trẻ. Đúng là LCK từng chứng kiến một Faker vô địch thế giới ở tuổi 17 rồi nhưng không phải ai cũng là "Quỷ Vương" và tái lập thành tích đó được.
Có lẽ những người hâm mộ của giải LCK nên kiên nhẫn với những tân binh, gương mặt trẻ của giải đấu này, cho họ thêm thời gian để trưởng thành để thi đấu sòng phẳng với LPL.
Những gương mặt mới của T1 như Canna cần thêm thời gian để trưởng thành và đạt tới độ chín của sự nghiệp
Bắc Mỹ
Khu vực LCS đã có những khởi sắc nhất định khi nhà vô địch của họ - Cloud 9 - không còn phụ thuộc vào những ngôi sao ngoại quốc và giới thiệu cho người ta một người chơi tài năng của Bắc Mỹ, thứ mà giải đấu này thiếu trong vài năm qua. Dù vậy thì thật khó để có thể tin rằng LCS có thể vượt qua được Châu Âu hay Hàn Quốc chứ chưa nhắc tới các team LPL.
Người đi rừng Blaber (đứng thứ 2 từ trái sang) là tài năng người Mỹ hiếm hoi được trọng dụng tại LCS.
Có lẽ một đội Cloud 9 là chưa đủ để LCS không còn là "Liên Minh Ngoại Quốc" khi những cái tên như Team Solo Mid, Evil Geniuses... vẫn quá phụ thuộc vào những ngôi sao từ Châu Âu hay Hàn Quốc.
Vì thế mà ở những giải đấu quốc tế sắp tới, sẽ không quá bất ngờ khi Bắc Mỹ vẫn nhận những kết quả buồn như bị loại hoàn toàn khỏi vòng bảng giống với CKTG 2019 năm ngoái.
PCS
Có thể nói PCS không khác gì LMS mở rộng cả, các team Đài Loan hay Hồng Kông vẫn thống trị hoàn toàn. Việc họ đánh bại hoàn toàn 2 đại diện mạnh nhất của VCS tại giải đấu giao hữu vừa rồi cho thấy sức mạnh của người Đài vẫn quá vượt trội với các team Việt Nam, vì thế thật dễ hiểu khi họ chỉ xếp sau 4 khu vực lớn.
Talon Esports dễ dàng đánh bại Team Flash để vô địch giải giao hữu PCSxVCS.
Việt Nam
Thất bại toàn diện ở giải đấu giao hữu vừa rồi khiến người hâm mộ Việt Nam tỉnh táo ra có cái nhìn chính xác hơn về sức mạnh của khu vực VCS. Chúng ta vẫn có phong cách chơi riêng và thi đấu có nét nhưng nó là không đủ để chiến thắng đối thủ, đặc biệt là những team đánh bài bản, vì thế mà VCS xếp dưới khu vực PCS là điều dễ hiểu.
Dấu hiệu đáng mừng của VCS mùa hè này là những drama chuyển nhượng, đi đêm... đã bớt đi so với những năm trước.
Những thương vụ chuyển nhượng của VCS mùa này bớt ồn ào và drama hơn hẳn.