Bị nguyên một đàn chó tè liên tục vào thân suốt 23 năm, cột đèn giao thông "chết yểu", đổ sập khi mới trải qua một nửa tuổi thọ khiến CĐM ngỡ ngàng

CĐM tỏ ra khá ngỡ ngàng trước sự tấn công hung hãn kéo dài hơn hai thập kỷ của bầy chó này.

Một cột đèn giao thông lúc nào cũng được xây dựng trên một nền móng cực kỳ vững chãi, chắc chắn và gần như chẳng mấy khi thấy được chúng có dấu hiệu bất ổn, lung lay trừ khi phải hứng chịu những cơn bão, lốc to kỷ lục. Ấy thế nhưng, mới đây thôi cột đèn tín hiệu ở góc của một ngã tư tại thị trấn Suzuka, tỉnh Mie, Nhật Bản lại bất ngờ đổ sập xuống. Tuy rất may khi không ai bị thương, thế nhưng nguyên nhân của vụ việc đã được tiến hành điều tra, và cái kết khiến cho CĐM cũng như không ít người phải cảm thấy ngỡ ngàng.

Bị nguyên một đàn chó tè liên tục vào thân suốt 23 năm, cột đèn giao thông chết yểu, đổ sập khi mới trải qua một nửa tuổi thọ khiến CĐM ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Hình ảnh của chiếc cột đèn giao thông khốn khổ

Theo một số nguồn tin, chiếc cột giao thông này được xây dựng vào năm 1997 và mới chỉ vừa "mừng sinh nhật" lần thứ 25. Nhà thầu cũng cho hay, một chiếc cột như vậy thường có tuổi thọ khoảng 50 năm. Vậy thì hà cớ gì khi trời quang mây tạnh, chiếc cột lại có thể đổ một cách dễ dàng ngay khi vừa mới đi hết một nửa "thọ mệnh" của mình. Các nhà khoa học đã quyết định lấy mẫu xung quanh để xét nghiệm và thủ phạm sau đó cũng đã được tìm ra. Đó chính là đàn chó hoang sinh sống ở gần đó. Nghe tới đây chắc ai cũng thắc mắc, tại sao đàn chó lại có thể làm đổ được chiếc cột vững chắc như vậy? Câu trả lời sẽ có ở dưới đây.

Bị nguyên một đàn chó tè liên tục vào thân suốt 23 năm, cột đèn giao thông chết yểu, đổ sập khi mới trải qua một nửa tuổi thọ khiến CĐM ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Chắc hẳn chẳng ai có thể ngờ được

Bị nguyên một đàn chó tè liên tục vào thân suốt 23 năm, cột đèn giao thông chết yểu, đổ sập khi mới trải qua một nửa tuổi thọ khiến CĐM ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Đây lại là những thủ phạm gây ra vụ đổ cột đèn giao thông vừa rồi

Theo đó, kết quả cho thấy nồng độ urê ở mặt đất gần chân cột giao thông này cao gấp 8 lần so với các vị trí khác. Chưa kể, trên thân cột, lượng ure cũng cao gấp 42 lần so với những "người đồng nghiệp" được đặt ở cùng ngã tư nhưng lại ở nơi ít có các chú cún lai vãng. Và theo kết luận từ các nhà khoa học thì lượng ure trong nước tiểu của các chú cún có khả năng tăng tốc độ ăn mòn kim loại và cũng là nguyên nhân chính khiến cho chiếc cột đèn giao thông kia chết yểu như vậy. Nên nhớ, nó đã phải chịu đựng sự "tấn công" của rất nhiều chú cún trong suốt 23 năm, khi mà thủ phạm cứ hở ra lại thản nhiên vệ sinh thẳng vào chân hoặc thân cột đèn giao thông.

Mặc dù đã có kết luận chính thức từ các nhà khoa học, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy bất kỳ thủ phạm nào của vụ án ra đầu thú.