"Thử thách rước dâu" là một trong những phong tục cưới hỏi của Trung Quốc. Theo đó, đàng gái sẽ bày ra thử thách để chú rể và đàng trai hoàn thành, nếu không vượt qua thì sẽ không được rước dâu.
Mỗi vùng miền đều có mỗi cách chơi khác nhau, nhưng cũng có không ít trường hợp trò chơi được "bày vẽ" đến mức quá đáng, gây khó dễ cho chú rể và ảnh hưởng đến nghi thức rước dâu.
Mới đây, đoạn clip quay cảnh một chú rể ở Trung Quốc bị nhà gái "chơi khó" bỗng được chú ý trên mạng xã hội.
Trong ngày rước dâu, chú rể và đàng trai vui vẻ đến nhà gái để thực hiện nghi thức quan trọng. Những tưởng mọi thứ sẽ diễn ra thuận lợi thì hiện thực phũ phàng lại "vả" vào mặt chú rể khi chứng kiến thử thách mà nhà gái đưa ra.
Những bậc tam cấp trước cửa nhà gái được trải thảm đỏ và đặt hai hàng gạch ngói. Đến đây, chú rể đã cảm nhận được hành trình rước dâu có vẻ khó khăn.
Nhà gái yêu cầu chú rể phải quỳ trên hai hàng gạch ngói và đồng thời phải dùng lực ở đầu gối làm vỡ nó. Mỗi bậc thang đều có 2 miếng gạch, chú rể phải quỳ và dùng sức làm vỡ hết toàn bộ thì mới đủ điều kiện để rước dâu.
Chú rể nghe thấy nhà gái đưa ra thử thách như vậy thì rất tức giận, cảm thấy gia đình nhà vợ không hề cho anh thể diện trong ngày vui trọng đại. Hành động quỳ gối trước mặt nhiều và trở thành trò cười cho thiên hạ người khiến chú rể không thể nào chấp nhận được.
Bất mãn trong lòng, nhưng một phần vì không muốn làm lớn chuyện, một phần e sợ kéo dài thời gian sẽ lỡ mất giờ lành nên chú rể đã đồng ý thỏa hiệp.
Chú rể quỳ hai gối trên gạch ngói nhưng không tài nào làm vỡ được chúng. Dưới sự cổ vũ của mọi người, chú rể đành phải cắn răng chịu đựng đau đớn để vận dụng sức lực nhiều hơn. Sau cùng, những miếng gạch ngói đã vỡ. Đầu gối của chú rể đau nhức đến nỗi không thể đứng vững, chân rung liên hồi và phải nhờ người khác đến dìu đi.
Hành trình rước dâu thành công, nhưng ngày hôm đó có lẽ đã trở thành khoảnh khắc "nhớ đời" của chú rể.
Sau khi đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội, cư dân mạng đã lên tiếng chỉ trích nhà gái "chơi ác", gây khó dễ cho con rể tương lai.
"Vóc dáng chú rể cũng có to lớn là bao mà tại sao lại đưa ra thử thách khó khăn như vậy. Nhà gái cũng ít có ác quá nhỉ!".
"Chơi một ít còn vui, chơi quá đáng thì vui cái gì? Phong tục hay quan niệm truyền thống gì cũng có giới hạn của nó. Làm khó dễ người khác như vậy thì cũng trở thành hủ tục bị người đời tẩy chay mà thôi".
"Chơi đùa thử thách mà không thấy vui một chút nào! Mặc dù biết những thử thách nào có ý nghĩa hy vọng chú rể biết trân trọng cô dâu của mình hơn, nhưng yêu cầu quá đà như vậy lại phản tác dụng".
(Nguồn: 163)