Chiến thần Lữ Bố có thực sự hữu dũng vô mưu như người đời vẫn cười chê?

Có những chi tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã bị La Quán Trung “hư cấu” đi rất nhiều, phần nào khiến cho vị võ tướng bất bại rơi vào nỗi oán hận ngàn năm.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nếu Tào Tháo là đại gian hùng, Lưu Bị tượng trưng cho nhân nghĩa, Quan Vũ là biểu tượng của trung nghĩa thì Lữ Bố lại bị xem là kẻ hữu dũng vô mưu. Nên nhớ, hắn là một đại nhân vật có ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử. Kể cả lực lượng hùng hậu nhất thời điểm trước tam phân thiên hạ là Viên Thiệu còn không được văn học ưu ái bằng Lữ Bố. Liệu có phải La Quán Trung đã quá “dìm” vị võ tướng này?

 Lữ Bố có thực sự là kẻ hữu dũng vô mưu?

Lữ Bố có thực sự là kẻ hữu dũng vô mưu?

Lục lại Tam Quốc Chí, bạn đọc có thể tìm thấy một đoạn nhỏ khi Lữ Bố đầu về với Đinh Nguyên: “Quan thích sử (Tính Châu) Đinh Nguyên phong cho Lữ Bố là Kỵ Đô Úy. Khi đóng quân ở Hà Nội đã giao cho Bố chức Chủ Bạ, coi như một tay chân thân tín”. Điều đáng nói là, vào thời nhà Hán, chức Chủ Bạ là một công việc quản lý lương thảo, công văn thư tín trong quân đội. Hiểu đơn giản, đây là một chức quan văn thuần túy thế nhưng cũng có sức ảnh hưởng nhất định. Người ta có thể giao việc chăm lo lương thảo cho một gã “vô mưu” được không?

Chiến thần Lữ Bố có thực sự hữu dũng vô mưu như người đời vẫn cười chê?
 Hình tượng Lữ Bố được thiết kế trong Chiến Thần Vô Song

Hình tượng Lữ Bố được thiết kế trong Chiến Thần Vô Song

Tiếp đó, chi tiết Lữ Bố giết cha, theo giặc Đổng là không đúng. Sử sách chỉ ghi rất đơn giản: “Để củng cố quyền lực, Trác buộc phải tiêu diệt những kẻ có thế lực trong triều đình. Một trong số đó chính là Đinh Nguyên. Trác thấy Lữ Bố được Đinh Nguyên tin cẩn, bèn mật lệnh cho Lữ Bố giết Nguyên. Bố chém đầu Nguyên dâng cho Trác, Trác phong bố làm Kỵ Đô Úy”. Tuy vậy, La Quán Trung lại sửa thành vì tham vàng bạc, châu báu và ngựa Xích Thố nên Lữ Bố mới theo Đổng Trác.

Trong sử sách, không hề có chuyện Lữ Bố là con nuôi Đinh Nguyên và cũng chẳng có chuyện Đổng Trác dùng tiền bạc để thu phục chiến tướng này. Luận riêng về địa vị, chức Tiền Tướng Quân của Đổng Trác hơn hẳn so với Đinh Nguyên. Nếu hắn cậy có công hộ giá, lại đang nắm sinh mạng hoàng thượng trong tay mà ra lệnh giết Đinh Nguyên thì Lữ Bố buộc phải tuân lệnh, bởi suy cho cùng, Lữ Bố cũng là một phần tử của nhà Hán.

 Đổng Trác khi ấy là một phần tử cộm cán của nhà Hán với địa vị và quyền lực cao hơn hẳn Đinh Nguyên. Nếu Đổng Trác có ra lệnh thì bắt buộc Lữ Bố phải thực hiện.

Đổng Trác khi ấy là một phần tử cộm cán của nhà Hán với địa vị và quyền lực cao hơn hẳn Đinh Nguyên. Nếu Đổng Trác có ra lệnh thì bắt buộc Lữ Bố phải thực hiện.

Trong trận chiến cuối cùng với Tào Tháo, sau khi bị bắt, Lữ Bố đã nói: "Mối lo của minh công chính là Lữ Bố. Nay Bố đã hàng phục, thiên hạ không đáng để lo. Minh công dẫn bộ binh, để Bố dẫn kỵ bịnh, tất có thể an thiên hạ". Thử hỏi khắp thiên hạ, có mấy ai đủ khả năng để phát ngôn như thế? Chỉ có Lữ Bố mà thôi. Cũng có ý kiến cho rằng, Tào Tháo khi nghe xong không phải không hề dao động mà thực sự đã có đôi chút nghi ngờ, cho thấy Tào Tháo cũng đánh giá rất cao năng lực của Lữ Bố.

 Đối đầu với nhau đã nhiều phen, Tào Tháo cũng hiểu rõ sự dũng mãnh của Lữ Bố

Đối đầu với nhau đã nhiều phen, Tào Tháo cũng hiểu rõ sự dũng mãnh của Lữ Bố

Trong Anh Hùng Ký của Vương Sán có chép lại về việc sau khi Lữ Bố bỏ Viên Thiệu: “Buổi sớm, Thiệu phái 30 giáp sĩ, mượn cớ tiễn Bố, thật ra là muốn giết. Bố cho người ở trong trướng, giả vờ đánh đàn. Lữ Bố thoát khỏi doanh trại, lính Thiệu mai phục không hay biết gì”. Thêm vào đó, chính Lữ Bố đã cùng hợp mưu với Vương Doãn giết Đổng Trác, cùng Trần Cung và Trương Mạc chiếm Duyên Châu, đánh úp Từ Châu giữa đêm… Sau khi Viên Thuật tấn công Lưu Bị, cũng chính Lữ Bố là kẻ đã phán đoán tình thế mà đem quân tới ứng cứu. Liệu đó có phải những hành động của một kẻ “vô mưu” hay không?

 Rất nhiều sử gia có cái nhìn khác biệt với La Quán Trung. Lữ Bố không đơn giản chỉ là kẻ vô mưu

Rất nhiều sử gia có cái nhìn khác biệt với La Quán Trung. Lữ Bố không đơn giản chỉ là kẻ "vô mưu"

Tất nhiên, quan điểm Lữ Bố hữu dũng vô mưu đã bị người đời nay bác bỏ đi khá nhiều. Họ có những diễn giải khác lạ hơn so với La Quán Trung. Điển hình như tác phẩm Hỏa Phụng Liêu Nguyên - nơi mà Lữ Bố là một kẻ văn võ song toàn đích thực, và danh hiệu hữu dũng vô mưu xuất hiện là vì đối thủ quá sợ hãi hắn mà thôi.

Thậm chí, trong Chiến Thần Vô Song vừa ra mắt, Lữ Bố đang là mục tiêu của rất nhiều game thủ. Rất hiếm có tựa game MMORPG nào cho người chơi biến thân thành tướng Tam Quốc đi “uýnh nhau”. Và hầu hết game thủ đều cho rằng, Lữ Bố dù ở trong bất kỳ tựa game nào đều cũng sẽ mang sức mạnh bất khả chiến bại.

 Lữ Bố trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên là một kẻ văn võ song toàn

Lữ Bố trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên là một kẻ văn võ song toàn

 Vị chiến thần này cũng là đề tài quen thuộc cho các nhà sản xuất game khai thác

Vị chiến thần này cũng là đề tài quen thuộc cho các nhà sản xuất game khai thác

Lữ Bố quả là rất xứng với danh xưng “chiến thần”, các điển tích cũng như văn học đều có rất nhiều hình ảnh hào hùng, oai phong lẫm liệt của hắn. Song, nếu để nói Lữ Bố là kẻ hữu dũng vô mưu thì chắc hẳn sẽ có rất nhiều người không đồng tình…

Có thể bạn chưa biết: Trong Chiến Thần Vô Song có một tính năng có một không hai: Hóa thân thành chiến tướng Tam Quốc. Bạn có thể trở thành Quan Vũ, Triệu Vân, Lữ Bố hay bất kỳ ai tùy thích. Đây là một điểm cộng lớn so với những sản phẩm MMORPG trên thị trường. Tùy vào chiến tướng mà bạn đang hóa thân, phong cách PK cũng khác biệt hơn cả.

Ngay bây giờ, bạn đọc đã có thể trải nghiệm Chiến Thần Vô Song TẠI ĐÂY.