Trên thực tế, tình trạng ban nhầm tài khoản của PUBG thậm chí còn diễn ra trước cả khi Rules of Survival tiến hành các chiến dịch truy quét hack rất lâu, cụ thể là vào giai đoạn cuối năm ngoái. Nguyên nhân thì có vẻ cũng gần như tương đồng: một tỉ lệ rất lớn người chơi bị ban tài khoản xác nhận họ đã đăng nhập Steam tại các quán net, và nhiều khả năng PUBG Corp – Công ty quản lý PUBG trực thuộc Bluehole, cũng áp dụng phương thức lần theo dấu IP máy trạm, và các quán game kia thì rất có thể đã có người cài đặt phần mềm hack.
Bên cạnh việc chống hack mạnh mẽ bằng hình thức ban IP, Bluehole cũng dành một “đặc ân” riêng đối với các game thủ Trung Quốc, nơi xuất thân của “99% hacker trong game” với việc cho ra mắt một Server riêng tại quốc gia này.
Tuy nhiên có vẻ như công tác chống gian lận của hãng game này chưa bao giờ được người chơi đánh giá cao. Điển hình là ở bản chống hack mới được Update, hiệu quả thì chưa thấy đâu nhưng đã bị kêu ca phàn nàn khá nhiều vì khiến cho game trở nên giật lag và thậm chí người chơi bị văng khỏi trận đấu.
Không chỉ vậy, có vẻ như tình trạng “ban nhầm nick” vẫn chưa được cải thiện khi mà vẫn có những người chơi lên tiếng phàn nàn về việc khóa tài khoản không lý do, thậm chí cá biệt có trường hợp không chỉ một mà tới 3 lần bị khóa tài khoản.
Dù sau đó Bluehole cũng đã có lời xin lỗi về vấn đề này nhưng rõ ràng việc bị ban tài khoản vẫn gây ra những sự khó chịu nhất định cho người chơi.
Đến thời điểm hiện tại, theo thông báo mới nhất từ NSX thì công cụ chống hack mới đã được gỡ bỏ với mục đích sửa lỗi. Vậy mới thấy rằng không chỉ ở các máy chủ Việt Nam mà ngay cả các hãng game danh tiếng thế giới cũng đang phải đau đầu về vấn đề chống hack sao cho hiệu quả nhất.