Hotkey và những thuật ngữ quen thuộc gắn liền với dân chơi DOTA 1, chỉ game thủ 15 năm về trước mới thấu hiểu

Đối với nhiều người, DOTA 1 vẫn là tựa game mang tới rất nhiều kỷ niệm mỗi khi nhắc tới.

Mặc dù đã trải qua gần 20 năm, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, Dota Allstar - custom map nổi tiếng một thời của Warcraft 3 hay còn được biết tới với tên gọi DOTA 1 vẫn đang là một trong những tựa game sở hữu lượng người chơi đông đảo. Tuy rằng với sự ra đời của những LMHT, DOTA 2 cùng với việc không thể thoát ra khỏi các hạn chế khi bản chất chỉ là một custom map, thế nhưng DOTA 1 vẫn có những sự cuốn hút nhất định. Và chắc chắn, nếu là một game thủ DOTA chân chính, đã từng trải qua giai đoạn bùng nổ của custom map này trong giai đoạn 2005-2007, chắc chắn chúng ta sẽ không thể bỏ qua những thuật ngữ sau.

Hotkey

Sẽ chẳng quá nếu nói rằng Hotkey là một phần mềm thứ 3 của trò chơi nhưng đồng thời cũng là thứ không thể thiếu đối với mọi game thủ DOTA. Ra net chơi, việc đầu tiên là phải tải Hotkey xuống đã. Sở dĩ như vậy vì bên cạnh các phím tắt kỹ năng đã có sẵn, người chơi còn đồng thời cũng cần sự nhanh nhạy trong việc kích hoạt các món đồ của DOTA. Vì thế, Hotkey đã trở thành người bạn đồng hành không thể thay thế.

Hotkey và những thuật ngữ quen thuộc gắn liền với dân chơi DOTA 1, chỉ game thủ 15 năm về trước mới thấu hiểu - Ảnh 1.

Hệ thống Hotkey quen thuộc ngày xưa

Vietnam DOTA Room 3

Đây có thể coi là địa điểm gặp mặt quen thuộc của các bậc "cao thủ" trong làng DOTA Việt. Thời đấy, DOTA 1 vẫn thường được chơi trên hệ thống server của Garena và chính Vietnam DOTA Room 3 luôn được coi là điểm đến lý tưởng nhất đối với mọi người chơi thật sự muốn try hard. Đây được coi là nơi ít có nạn phá game, disconnect và cũng thường xuyên có những màn gạ kèo, đấu giải.

Hotkey và những thuật ngữ quen thuộc gắn liền với dân chơi DOTA 1, chỉ game thủ 15 năm về trước mới thấu hiểu - Ảnh 2.

Thế nên, hiếm khi nào dù là sáng sớm hay đêm muộn chúng ta thấy được cảnh server này trống trải cả. Việc đăng nhập vào DOTA Room 3 cũng khó khăn hơn mọi server khác khi mà lúc nào số người chơi cũng ở mức 255/255.

Những màn disconnect huyền thoại

Không như ở DOTA 2, khi mà các game thủ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với những màn disconnect, rớt mạng của mình, mọi thứ của DOTA 1 nghiệt ngã hơn rất nhiều. Đầu tiên, nếu đen đủi rơi vào trường hợp kể trên, sẽ không có chuyện bạn kết nối lại được như trong DOTA 2 đâu. Quên game đấu đấy đi là vừa.

Hotkey và những thuật ngữ quen thuộc gắn liền với dân chơi DOTA 1, chỉ game thủ 15 năm về trước mới thấu hiểu - Ảnh 3.

Thảm hại hơn ở chỗ, trò chơi có 10 người nhưng chỉ vì một con ngựa đau mà cả tàu rất dễ phải bỏ cỏ. Cụ thể, khi một game thủ disconnect, cả 9 người chơi khác đều sẽ phải chờ đợi với màn hình hiển thị như trên. Và tất nhiên, đôi khi cứ rớt lên rớt xuống khó chịu tới mức không ít người thiếu kiên nhẫn mà ngay lập tức áp dụng tổ hợp phím f10 E Q.

Tất nhiên không thể thiếu các công cụ "hack map"

Lý do mà đa số các game thủ lựa chọn quit DOTA 1 không hẳn vì nó hết hay, mà đơn giản vì vấn nạn hack map diễn ra thường xuyên quá, đôi khi tới mức khó chịu và gây ra sự ức chế không hề nhỏ.

Hotkey và những thuật ngữ quen thuộc gắn liền với dân chơi DOTA 1, chỉ game thủ 15 năm về trước mới thấu hiểu - Ảnh 4.

Vô số những phần mềm với các tính năng từ soi sáng bản đồ, kỹ năng định hướng auto trúng cho tới rất nhiều những thủ thuật khác, đây cũng là lý do chính khiến cho DOTA 1 lại "chết yểu" tới vậy ở thị trường Việt Nam.