Lý giải tại sao game thủ Việt khi thua trận lại hay "chửi thề"

Nghiên cứu mới chỉ ra, dù chơi trò chơi bạo lực hay không thì khi thua, các "game thủ" đều trở nên mất bình tĩnh, thất vọng.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Oxford đã chỉ ra, dù chơi trò chơi bạo lực hay phi bạo lực thì khi thua, các "game thủ" đều trở nên mất bình tĩnh, thất vọng.

Tác giả nghiên cứu Andrew Przybylski cho biết: "Đôi khi, những game thủ còn trở nên giận dữ đến nỗi ném, vứt bỏ bộ điều khiển trên tay như một cách để thể hiện cảm xúc mãnh liệt về sự thất bại của mình".

Để tìm hiểu về nguồn gốc tâm lý này, Andrew Przybylski và đồng tác giả nghiên cứu Richard Ryan thuộc ĐH Rochester đã tiến hành một cuộc thử nghiệm. 600 thanh niên đang theo học tại các trường ĐH được mời tham gia cuộc thử nghiệm với một trò chơi.

Giải mã phản ứng tiêu cực của
  

Họ được giao nhiệm vụ là hoàn thành trò chơi theo các cập bậc dễ, khó tăng dần. Trong lúc đó, các chuyên gia sẽ theo dõi phản ứng của người tình nguyện khi tham gia trò chơi.

Trong một thí nghiệm, sinh viên được yêu cầu nắm tay và đặt trong bát nước lạnh trong khoảng 25 giây. Các chuyên gia nói rằng, thời gian mà người chơi được yêu cầu cố gắng chịu đựng để tay trong bát nước lạnh sẽ được xác định bởi người người tham gia trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế, những người tham gia đều được chỉ định thời gian giống nhau.

Tiếp theo, người tham gia sẽ được hỏi về việc họ muốn chơi phiên bản dễ hay khó của trò Tetris. Sau khi kết thúc trò chơi, người này sẽ đưa ra lượng thời gian mà họ muốn người tiếp theo phải chịu đặt tay trong nước lạnh. Kết quả cho thấy, người chơi trước sẽ giao thêm trung bình 10 giây nữa để người chơi sau phải chịu trong nước lạnh nếu họ chọn level khó và không vượt qua được bàn chơi. Điều này không xảy ra với game thủ chọn level dễ.

Giải mã phản ứng tiêu cực của
  

Qua thí nghiệm, các chuyên gia nhận thấy, chính vì không thắng được ở level khó đã khiến cho game thủ cảm thấy thất vọng, tức giận; không những thế, họ sẵn sàng "trút giận" lên người chơi khác. Điều này thể hiện tâm lý tiêu cực của người chơi, khi phát hiện mối đe dọa đến cái tôi của mình, họ sẽ nảy sinh cảm giác thù địch và muốn"trút" lên người khác.

Các nhà khoa học Đại học Oxford tin rằng, với những trò chơi bạo lực hơn, người chơi sẽ càng thể hiện tính hung hăng của mình. Giáo sư Edward L. Deci thuộc ĐH Rocheste cho biết: "Nghiên cứu này giúp cho chúng tôi hiểu hơn về tâm lý người chơi khi tham gia các trò chơi bạo lực, hay không bạo lực".

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí tính cách và Tâm lý xã hội.