Những chiêu thức quảng cáo game ấn tượng nhất của các NPH Việt

Đối với hầu hết những sản phẩm game online, công đoạn quảng bá sản phẩm gần như quyết định sự sống còn mà NPH có thể nhận được đối với tựa game của mình. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi bất kỳ nhà làm game nào cũng sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn chỉ để phục vụ cho công đoạn quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc quảng cáo game cũng mang đến kết quả như mong đợi…

Sau đây hãy cùng đến với những phong cách quảng cáo game để lại nhiều ấn tượng nhất với cộng đồng game thủ Việt trong nhiều năm qua:

Quảng cáo trực tiếp tại các phòng máy

Đây là phương thức quảng cáo game cổ điển nhưng cũng để lại nhiều ấn tượng đối với cộng đồng game thủ, mà cái tên đáng nhớ nhất chính là Võ Lâm Truyền Kỳ. Ở thời điểm năm 2005, Mạng xã hội đang còn lại một khái niệm rất xa vời, Yahoo! 360 Blog thậm chí còn chưa được phổ biến rộng rãi, thì cách duy nhất để tiếp cận với cộng đồng game thủ chính là trực tiếp giao lưu tại các phòng máy.

Sở dĩ Vinagame (tiền thân của VNG) phải thực hiện một chiến dịch quảng bá rầm rộ vào thời điểm đó, là bởi làng game Việt hiện đang nằm dưới sự thống trị của một tựa game nhập vai khác: MU Online. Rõ ràng là để cạnh tranh với tượng đài này thì Võ Lâm Truyền Kỳ cần có một chiến lược truyền thông mạnh mẽ để phổ biến thương hiệu của mình, và NPH game thì đã thực hiện điều này một cách hoàn hảo.

Tấm Poster quen thuộc của Võ Lâm Truyền Kỳ mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ biển hiệu quán net nào vào giai đoạn năm 2005 - 2010
Tấm Poster quen thuộc của Võ Lâm Truyền Kỳ mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ biển hiệu quán net nào vào giai đoạn năm 2005 – 2010

Với việc điều động đội ngũ nhân viên, CTV đến từng phòng máy trên khắp cả nước, giao lưu, giới thiệu và hướng dẫn game thủ trải nghiệm tựa game mới mẻ Võ Lâm Truyền Kỳ, VNG khi đó không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa tựa game này “đến với mọi nhà”, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc vì một đội ngũ phát hành nhiệt huyết và gần gũi. Phong cách quảng bá game quen thuộc này cũng được VNG tiếp tục áp dụng khi mang về các sản phẩm như Võ Lâm Truyền Kỳ 3D hay Võ Lâm Chi Mộng, nhưng quy mô và ấn tượng của chúng chắc chắn không thể so sánh với thời điểm Võ Lâm Truyền Kỳ ra mắt…

Đội ngũ kỹ thuật viên hướng dẫn game thủ trải nghiệm Võ Lâm Truyền Kỳ 3D (Ảnh năm 2013)
Đội ngũ kỹ thuật viên hướng dẫn game thủ trải nghiệm Võ Lâm Truyền Kỳ 3D (Ảnh năm 2013)

Quảng cáo qua MV ca nhạc

Đây có lẽ là một trong những xu hướng quảng cáo game phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Với việc trào lưu âm nhạc đang ngày càng gây được nhiều ảnh hưởng trong giới trẻ thì việc kết hợp quảng bá sản phẩm game trong các sản phẩm có tính tương tác cao là điều hoàn toàn dễ hiểu.

quang-cao-game Những chiêu thức quảng cáo game ấn tượng nhất của các NPH Việt 3

Không những vậy, các NPH game cũng luôn tỏ ra “chịu chơi” khi chi tiền không tiếc tay để hợp tác với những tên tuổi hàng đầu trong làng giải trí Việt như Sơn Tùng, Karik, Hương Tràm, Only C… để tạo nên những trích đoạn quảng cáo chất lượng, chỉ với thời lượng xuất hiện vừa phải nhưng gây được sự tò mò và không khiến cho sản phẩm âm nhạc đó bị mất đi tính nghệ thuật.

Liên Quân Mobile xuất hiện trong MV Nơi này có anh của Sơn Tùng MTP
Liên Quân Mobile xuất hiện trong MV Nơi này có anh của Sơn Tùng MTP

Quảng cáo trên các kênh phim hài

Bên cạnh các sản phẩm ca nhạc, thì những dòng phim ngắn, phim Sitcom, phim hài được phát hành trên Youtube cũng là một mảnh đất màu mỡ để các NPH game phủ sóng sản phẩm của mình. Với đặc thù của một Clip hài hoặc Sitcom là nhiều lời thoại, NPH game có thể mang đến nhiều thông tin hơn về sản phẩm của mình, và thời lượng xuất hiện của sản phẩm cũng dài hơn so với một MV.

Không chỉ nổi tiếng trong các Clip hài có pha trộn nội dung quảng cáo game, FAP TV còn sở hữu cả một đội tuyển eSports chuyên nghiệp
Không chỉ nổi tiếng trong các Clip hài có pha trộn nội dung quảng cáo game, FAP TV còn sở hữu cả một đội tuyển eSports chuyên nghiệp

Những Channel đi đầu về quảng bá trong thể loại hài, Sitcom có thể kể đến như FapTV, Loa Phường… hoặc thậm chí là các Channel Youtube do chính NPH game xây dựng để quảng bá cho các sản phẩm của mình.

Cao tay hơn còn có một số NPH game cá biệt, quảng cáo game theo phong cách của những Clip tình huống, với thời lượng ngắn nhưng nội dung nổi bật, hài hước và có tính lan tỏa cao, khiến cho nhiều khán giả thậm chí không nhận đây là một sản phẩm quảng cáo, cho đến khi tên của tựa game đó “vô tình” được nhắc đến trong Clip.

Hình ảnh trong một Series phim Sitcom quảng cáo cho tựa game GunPow
Hình ảnh trong một Series phim Sitcom quảng cáo cho tựa game GunPow

Quảng cáo qua…Web 18+

Trái ngược với 3 xu hướng trên, việc quảng cáo game qua các trang web có nội dung người lớn (18+), tuy cũng để lại nhiều ấn tượng, nhưng chủ yếu lại là những ấn tượng tiêu cực. Đã từng có một thời kỳ mà rất nhiều NPH game hướng tới việc quảng cáo sản phẩm thông qua các trang Web phim, truyện tranh khiêu dâm nhằm mục đích “tạo điểm nhấn” gây sốc đối với khách hàng.

Những chiêu trò quảng cáo game phong cách 18+ từng gây ra nhiều ấn tượng xấu đối với ngành công nghiệp game trong nước
Những chiêu trò quảng cáo game phong cách 18+ từng gây ra nhiều ấn tượng xấu đối với ngành công nghiệp game trong nước

Tuy nhiên thì động thái này không mang lại nhiều hiệu quả, khá dễ hiểu bởi nếu như người chơi có nhu cầu truy cập vào một trang Web 18+ thì ưu tiên hàng đầu vẫn là để “giải trí”, và hầu hết họ đều tỏ ra khó chịu khi những đoạn quảng cáo game làm gián đoạn thời gian thư giãn của mình.

Nhiều
Nhiều “ông trùm” của các trang web 18+ cũng từng thừa nhận rằng việc đăng poster quảng cáo game (đặc biệt là dạng game bài trực tuyến) mang lại cho họ một khoản lợi nhuận không nhỏ

Vì lý do đó nên các tựa game quảng cáo trên các Web 18+ đều phải hứng chịu sự ghẻ lạnh của cộng đồng, khiến cho các NPH cũng phải suy tính lại và giảm bớt tần suất quảng bá sản phẩm thông qua hình thức này.