Những tựa game bị cấm xuất hiện ở Mỹ vì những lý do "khó đỡ"

Mỹ là một thị trường khá mở mà game còn không được phát hành thì bạn đủ hiểu rồi đấy.

Hoa Kỳ vốn được coi là đất nước đề cao sự sáng tạo. Điều này mang tới khá nhiều thuận lợi cho các công ty phát hành game khi họ có thể thoải mái phát triển ý tưởng của mình. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc các tựa game có thể phát hành một cách quá dễ dãi. Trong lịch sử, đã có không ít các tựa game bị cấm phát hành ở Mỹ vì những lý do khá oái oăm đâu.

Thrill Kill

Những tựa game bị cấm xuất hiện ở Mỹ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 1.

Nếu bạn đã từng quen với các trò chơi chiến đấu cực kỳ bạo lực và đẫm máu trong dòng game của Mortal Kombat hay Street Fighter, Thrill Kill thậm chí còn bạo lực và đẫm máu hơn. Bối cảnh của game là những đấu sĩ được gửi xuống địa ngục chỉ với một mục đích là đánh giết, tìm đường để trở về Trái đất. Đặc biệt, bộ chiêu thức với những đòn đánh như xé toạc cánh tay của đối thủ, hoặc đẩy một con gia súc vào cổ họng kẻ thù bị đánh giá là quá bạo lực. 

Thế nên không lạ khi Thrill Kill được AO hoặc xếp hạng "Chỉ dành cho người lớn" từ ESRB. Sau đó, EA lên tiếng về việc rút trò chơi khỏi lịch phát hành. "Chúng tôi phải chịu trách nhiệm về nội dung mà chúng tôi cung cấp cho thị trường", Pat Becker, giám đốc truyền thông doanh nghiệp của EA nói.

Custer's Revenge

Những tựa game bị cấm xuất hiện ở Mỹ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 2.

Custer's Revenge không để lại quá nhiều dấu ấn trong lịch sử. Nhập vai vào trò chơi, bạn sẽ điều khiển một nhà lãnh đạo quân sự thế kỷ 19, có thật ngoài đời. Đó chính là Tướng George Custer, một người luôn tìm kiếm các cô gái bản địa Mỹ với ý định xấu.

Không cần phải nói, trò chơi đã gây tranh cãi cao. Nó được xây dựng để chơi trên các máy chơi game do Atari sản xuất. Ở một số nơi, chẳng hạn như Thành phố Oklahoma, nó chỉ có sẵn tại các nhà sách dành cho người lớn. Hội đồng thành phố Oklahoma City cũng đã thông qua một nghị quyết phản đối và gọi nhà sản xuất game này là "đáng ghét" và "không vì lợi ích tốt nhất của cộng đồng." Các nhóm khác phản đối trò chơi bao gồm Liên đoàn đô thị, Hiệp hội Kitô giáo trẻ và nhiều hiệp hội người Mỹ bản địa. Trong khi không có phán quyết nào của chính phủ về việc cấm trò chơi này, nhưng nhà sản xuất Custer's Revenge đã đáp lại phản ứng tiêu cực của cộng đồng bằng cách tự nguyện kết thúc sản xuất game này .

Baby Shaker

Những tựa game bị cấm xuất hiện ở Mỹ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 3.

Nhìn chung, các trò chơi trên điện thoại thông minh rất thường đơn giản, dễ hiểu và dễ chơi. Bạn có thể thấy điều ấy qua Angry Bird và tương tự như vậy là Baby Shaker của Sikalosoft . Một hình ảnh của em bé xuất hiện trên màn hình, và nó khóc, hét lên. Người chơi lắc điện thoại của họ cho đến khi đứa bé ngừng khóc và hai chữ X màu đỏ xuất hiện trên mắt của đứa bé vì nó đã chết. Đó là cách để bạn giành chiến thắng.

Ngay sau khi Baby Shaker có trên App Store của Apple vào năm 2009, các cuộc biểu tình đã bắt đầu. Ví dụ như Patrick Donohue, chuyên viên thuộc Sarah Jane Foundation, nhóm chuyên về các vấn đề nhận thức về chấn thương não ở trẻ em, đã viết một lá thư gửi cho Apple và phàn nàn về cung cách hoạt động của tựa game này. Sau đó Apple nhanh chóng gỡ trò chơi khỏi App Store.

Tất cả các trò chơi điện tử thùng (ở Marshfield, Massachusetts)

Những tựa game bị cấm xuất hiện ở Mỹ vì những lý do khó đỡ - Ảnh 4.

Những năm đầu, việc chơi trò chơi điện tử đã tạo ra rất nhiều tranh cãi. Đến nỗi mà một thị trấn đã quyết định không muốn có bất kỳ trò chơi điện tử nào được phép xuất hiện ở đây cả. 

Năm 1982, cư dân của Marshfield, Massachusetts  đã ban hành một lệnh cấm đối với tất cả các tủ trò chơi video công cộng. Cho đến năm 2014, luật pháp mới được hủy bỏ và các trò chơi điện tử đã từ lâu trở nên gần như lỗi thời bởi các máy chơi game gia đình tinh vi, cuối cùng đã xuất hiện trong các nhà hàng và quán bar Marshfield.