“Bóng ma” 13 tỉ tuổi xuyên qua “vũ trụ cong” đến Trái Đất

Cặp đôi James Webb và Hubble - hai siêu kính viễn vọng không gian được điều hành chính bởi NASA - đã bắt được thành công ngôi sao "xuyên không" có độ tuổi kỷ lục, dưới dạng một "bóng ma".

Đó là một ngôi sao lớn màu xanh lam, ra đời gần 13 tỉ năm trước. Vầng sáng vực rỡ từ nó, những gì còn lại ít ỏi của các photon cổ đại, bằng một hành trình gian nan qua vùng vũ trụ đã bị cong vênh vì giãn nở và vì giếng trọng lực của nhiều sao và thiên hà trẻ hơn, vừa đến được Trái Đất.

“Bóng ma” 13 tỉ tuổi xuyên qua “vũ trụ cong” đến Trái Đất - 1
“Bóng ma” 13 tỉ tuổi xuyên qua “vũ trụ cong” đến Trái Đất - 2

Theo Science Alert, vào đầu năm nay, một phần của vầng sáng này đã rơi vào ống kính của kính viễn vọng không gian Hubble. Mới đây, các nhà khoa học tiếp tục xem xét bóng ma kỳ lạ đó bằng một kính viễn vọng mạnh hơn là James Webb, từ đó tìm được đến chủ nhân của "bóng ma".

Ngôi sao được đặt tên WHL0137-LS hay phổ biến hơn là "Earende ở vùng Tolkienesque". Earende là một từ cổ dùng để chỉ một thứ rạng rỡ như Sao Mai, trong khi Tolkienesque ám chỉ những cây chuyện mang phong cách giống như các tác phẩm của J. R. R. Tolkien, cha đẻ của "Chúa Nhẫn" hay những người lùn Hobbit.

Hình ảnh mới từ James Webb cho thấy Earende xuất hiện như một cung tròn mờ, xoắn. Đó không phải bản thân ngôi sao, mà là bóng ma của ngôi sao, là phần ánh sáng mầ 13 tỉ năm mới đến được Trái Đất.

"Bóng ma" này đã vượt qua chặng đường khó khăn của một vũ trụ liên tục giãn nở thuở sơ khai, vượt qua cả những vòng xoáy của lực hấp dẫn từ các thiên hà và ngôi sao khác trên đường đi để đến được với "mắt thần" của Hubble và James Webb.

Ngôi sao thuộc chòm Kình Ngư này được cho là ra đời khoảng 900 năm sau vụ nổ Big Bang, không phải lứa sao đầu tiên trong vũ trụ nhưng vẫn rất cổ đại, xuất hiện vào thời điểm các nguyên tố nặng có phần khan hiếm.

Và đây cũng là ngôi sao cổ xưa nhất mà nhân loại thực sự nắm bắt được - dù chỉ nắm được một "bóng ma".