Các nhà khoa học thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ) đã tìm ra nguyên nhân lý giải vì sao khuôn mặt của chúng ta không ai giống ai - đó là do sự tiến hóa.
Để đưa ra được kết luận này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu và phân tích 1.000 bộ gene kết hợp so sánh với đặc điểm cơ thể của các đối tượng khác nhau. Các chuyên gia mong muốn sẽ nhìn thấy sự tương quan giữa gene người và sự khác nhau kể trên.
Liệu gene di truyền có phải nguyên nhân gây nên sự khác biệt giữa khuôn mặt chúng ta? Tuy nhiên, kết quả là gene di truyền có ảnh hưởng nhất định tới các đặc điểm trên cơ thể như chiều cao, cân nặng… song việc tác động để hình thành khuôn mặt thì không theo bất kì quy luật nhất định nào.
Các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và nhận thấy rằng, lời giải thực sự nằm ở quá trình tiến hóa mà con người trải qua. Trong đó, các đặc điểm giúp con người sinh tồn tốt hơn sẽ được giữ lại và phát triển.
Sự khác nhau trong khuôn mặt giữa người với người là một đặc điểm như vậy. Nó giúp chúng ta phân biệt được các cá thể khác nhau cùng loài, giống như đặc điểm đánh hơi ở loài chó hay tiếng gọi của chim cánh cụt khi tìm người thân vậy.
Cụ thể, nhờ sự riêng biệt của mỗi khuôn mặt, con người có khả năng nhận diện các đối tượng khác nhau với độ chính xác lên tới 97,53%.
Con số này thậm chí cao hơn khả năng tự động nhận khuôn mặt đúng tới 97,25% của Facebook. Trong đó, đặc điểm trên khuôn mặt giúp ta phân biệt rõ nhất người này với người khác chính là bộ ba mắt, mũi và miệng (khoảng cách, độ lớn, độ dày…).
Ngay cả phần mềm nhận diện khuôn mặt của Facebook cũng không sánh được với khả năng của con người Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng được đề cập đó là không ít người hiện nay mắc phải hội chứng prosopagnosia. Hiểu đơn giản, đây là rối loạn “mù khuôn mặt”, tức là không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa người với người qua khuôn mặt.
Người mắc chứng này gặp phải những vấn đề rất lớn trong quá trình tương tác xã hội. Vì vậy, trong tương lai các chuyên gia đang hướng tới việc tìm ra những cách khác giúp phân biệt người với người để giúp đỡ những ai mắc chứng prosopagnosia.
Vì sao con người không thể ăn cỏ?
Về lý thuyết, con người có thể ăn cỏ vì cỏ không độc và ăn được. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn thức ăn này không phù hợp cho người ăn. Tuy nhiên, mặc dù là một nguồn thực phẩm dồi dào, con người vẫn không thể xơi món thực vật này.
Có 2 nguyên nhân chính cho vấn đề đó. Đầu tiên là dạ dày con người rất khó tiêu hoá lá cây và cỏ sống. Trong khi đó, những động vật như bò có một dạ dày chuyên biệt có 4 ngăn để giúp chúng tiêu hoá cỏ, diễn ra trong một quá trình gọi là nhai lại.
Con người chúng ta không có dạ dày như vậy. Điều đó có nghĩa là cỏ không được tiêu hóa trong ruột của chúng ta. Nếu chúng ta ăn nhiều, rất có thể chúng ta sẽ nôn hoặc tiêu chảy. Ăn ít, chúng ta có thể sẽ không sao.
Thêm vào đó, ăn cỏ không tốt cho răng của con người. Cỏ chứa rất nhiều silica, thành phần chính trong nhiều loại đá bao gồm thạch anh và sa thạch.
Bên cạnh vấn đề tiêu hóa, vấn đề thứ hai là việc nhai để làm nhừ cỏ, cỏ còn gây hại cho răng người. Cỏ chứa rất nhiều silic. Silic làm mòn răng rất nhanh. Các loài động vật ăn cỏ có hàm răng mọc rất nhanh để thay cho phần răng trên bề mặt bị mòn do nhai cỏ, còn con người thì không.
Theo trang How stuff works, thật thú vị là có một giai đoạn trong lịch sử con người có thể tiêu hóa cỏ. Đó là khoảng 3,5 triệu năm trước. Người anh em họ xa của chúng ta, có lông nhiều hơn chúng ta, người Australopithecus bahrelghazali có hàm răng rất phù hợp với nhiệm vụ ăn cỏ.
Vì sao con người chậm lớn hơn tinh tinh? Con người trải qua thời gian ở độ tuổi trẻ em và thanh niên gần như gấp đôi so với các loài linh trưởng khác như tinh tinh, vượn, khỉ. Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, bộ não trẻ em tiêu thụ quá nhiều năng lượng chuyển hóa từ glucose lấy từ những phần còn lại của cơ thể, nên cơ thể trẻ tăng trưởng chậm lại. Đây là lí do vì sao con người chậm lớn hơn tinh tinh? Kết luận do nhóm nghiên cứu từ Đại học Northwestern, Mỹ đưa ra. |