Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm qua (ngày 12/4), nắng nóng và nắng nóng gay gắt đã diễn ra ở khu vực phía Nam với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Dự báo hôm nay (ngày 13/4), Nam Bộ tiếp tục duy trì nắng nóng gay gắt 38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C.
Nắng nóng và nắng nóng gay gắt như trên đã diễn ra nhiều ngày qua, khiến nhiều người phải tìm những cách chống nóng, như dùng áo khoác, "độ" quạt hơi nước, tăng cường dùng máy lạnh,... Tuy nhiên, không ít người đang có những sai lầm trong việc chống nóng.
Sử dụng áo khoác dày
Ra đường trong những ngày này, nhiều người sẽ mặc áo khoác như một cách để tránh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng như tia cực tím (UV). Không ít người nghĩ áo khoác càng dày càng có khả năng chống tia UV tốt hơn, đây là một quan điểm chưa chuẩn xác. Chưa kể, áo khoác dày còn gây khó chịu cho người mặc.
Tia UV là sóng ngắn, có ba loại là UV-A, UV-B và UV-C. Trong đó, UV-C đang được tầng ô-zôn ngăn chặn để tránh gây hại cho hành tinh xanh, còn UV-A và UV-C đang chiếu thẳng tới mặt đất và dễ dàng vượt qua lớp vải dù dày tới đâu để tác động tới da người dùng. Khi đó, áo khoác cần phải có công nghệ chống tia UV chuyên biệt, thay vì chỉ dày.
Tùy vào từng sản phẩm cụ thể mà công nghệ này được tích hợp khác nhau, đây cũng là cơ sở để xác định chỉ số UPF (UV Protection Factors là chỉ số chống tia cực tím áp dụng cho sản phẩm may mặc) cho mỗi sản phẩm. Chẳng hạn, chỉ số UPF 50+ tức là sản phẩm có khả năng giảm 50 lần tia bước xạ UV tiếp túc với da so với việc tiếp xúc trực tiếp.
Áo khoác dày hay mỏng không quan trọng, mà công nghệ chống tia UV mới đáng quan tâm trong những ngày này.
Được biết, Uniqlo đã có các sản phẩm thời trang chống nắng từ cách đây 20 năm. Mới đây, họ tiếp tục ra mắt các sản phẩm chống nắng siêu mỏng nhưng được ứng dụng hai cơ chế chống nắng là phản xạ tia UV và hấp thụ tia UV để ngăn chặn hơn 90% các tia UV-A và UV-B tiếp xúc với da, tức UPF 50+, theo công bố của hãng.
Chỉnh máy điều hòa lạnh hơn bình thường
Có một nghịch lý là khi nhiệt độ ngoài trời càng cao thì không ít người lại hạ nhiệt độ máy điều hòa xuống càng thấp. Điều này không chỉ gây hao tốn điện năng hơn bình thường mà còn dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chỉ nên đặt nhiệt độ điều hòa thấp hơn nhiệt độ ngoài trời không quá 10 độ C.
Về điện năng, khi điều chỉnh nhiệt độ quá thấp, dàn nóng của máy điều hòa sẽ phải hoạt động với công suất cao và lâu hơn để đạt được nhiệt độ mong muốn. Trong khi dàn nóng chính là bộ phận gây hao tốn điện năng nhất, dẫn tới hóa đơn tiền điện dễ tăng "phi mã".
Lời khuyên: Người dùng chỉ nên đặt nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời không quá 10 độ C, có thể sử dụng chế độ Turbo trong 5 - 10 phút đầu. Ngoài ra, nếu cảm giác vẫn oi bức, người dùng có thể bật kèm quạt máy ở chế độ xoay với mức quạt thấp hoặc vừa để luồng khí lạnh được lưu thông tốt hơn so với chỉ có quạt của dàn lạnh.
Về sức khỏe, khi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch, người dùng có thể sẽ bị sốc nhiệt khi thay đổi môi trường từ trong nhà ra ngoài hay ngược lại. Ngoài việc kiểm soát chênh lệch nhiệt độ giữa hai môi trường, người dùng cũng nên tắt máy lạnh trước khi ra ngoài để cơ thể từ từ thích ứng với nhiệt độ cao dần.
"Độ" quạt hơi nước
Không nên "độ" quạt máy thành quạt hơi nước mà gắn chất lỏng hoặc đá dính liền với quạt. (Ảnh minh họa: BHX)
Quạt máy chỉ có chức năng đơn thuần là giúp lưu thông không khí, tạo ra luồng gió làm mát cho người sử dụng. Nhiều người đang tận dụng quạt máy để "độ" thành quạt hơi nước, bằng cách treo bọc đá trước hoặc sau quạt. Dù rủi ro thấp nhưng về mặt kỹ thuật, việc làm này được khuyến cáo là không nên.
Ngoài nguy cơ nước từ đá tan ra rò rỉ vào các bộ phận điện của quạt thì nó còn tác động một lực gây ảnh hưởng tới trục quay (nếu để quạt quay) và gập của quạt, tạo ra ma sát cao hơn bình thường dễ dẫn tới cháy nổ. Tốt hơn hết, nếu muốn có "quạt hơi nước" từ quạt máy, hãy đặt một thau nước (hoặc nước đá) trước quạt, không dính liền vật lý tới các thành phần của quạt.