30 tiện ích mở rộng độc hại bạn nên gỡ bỏ
Ngoài khả năng tải trang nhanh, Google Chrome, Microsoft Edge… còn nổi tiếng với kho tiện ích mở rộng (extension) phong phú, cho phép người dùng bổ sung hàng loạt tính năng mới nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn, đơn cử như dịch văn bản, kiểm tra chính tả, so sánh giá, chặn quảng cáo…
Tuy nhiên, không phải tất cả các tiện ích mở rộng đều an toàn.
Dưới đây là danh sách các tiện ích mở rộng độc hại bạn nên gỡ bỏ khỏi trình duyệt ngay lập tức:
- Action Colors
- Background Colors
- Power Colors
- More styles
- Nino Colors
- Change Color
- More Styles
- Dood Colors
- Super Colors
- Refrech color
- Mix Colors
- Imginfo
- Mega Colors
- WebPage Colors
- Get colors
- Hex colors
- What color
- Soft view
- Single Color
- Border colors
- Colors scale
- Colors mode
- Style flex
- Xer Colors
Hiện tại các tiện ích mở rộng độc hại đã bị xóa khỏi cửa hàng chính thức, tuy nhiên, chúng sẽ vẫn tồn tại trên trình duyệt nếu bạn đã lỡ cài đặt trước đó.
Nếu đang sử dụng Google Chrome (hoặc các trình duyệt sử dụng mã nguồn Chromium), bạn hãy gõ vào thanh địa chỉ dòng lệnh chrome://extensions và nhấn Enter (hoặc return), sau đó, nhấn Remove để gỡ bỏ.
Tương tự, đối với trình duyệt Microsoft Edge, người dùng chỉ cần nhấn vào biểu tượng ba chấm ở góc trên bên phải và chọn More tools - Extensions. Sau đó, nhấn vào biểu tượng thùng rác hoặc nút Remove tại các mục cần gỡ bỏ.
Khi hoàn tất, bạn hãy gõ vào thanh địa chỉ của trình duyệt dòng lệnh chrome://settings/privacy, sau đó nhấn Check now tại mục Safety check để kiểm tra lại toàn bộ trình duyệt.
Kiểm tra mức độ an toàn của trình duyệt bằng tính năng Safety check. Ảnh: TIỂU MINH
3 cách giúp bảo vệ an toàn khi sử dụng trình duyệt
- Đọc kĩ các quyền hạn mà tiện ích mở rộng yêu cầu.
- Cập nhật thiết bị và trình duyệt lên phiên bản mới nhất là cách đơn giản nhất để hạn chế bị tấn công.
- Kích hoạt xác thực 2 yếu tố sẽ giúp bạn bảo vệ tài khoản tốt hơn, bên cạnh việc đặt mật khẩu mạnh.
Theo thống kê của Atlas VPN, Google Chrome là trình duyệt dễ bị tấn công nhất năm 2022 với 303 lỗ hổng bảo mật.
Google Chrome cũng là trình duyệt duy nhất trong danh sách có các lỗ hổng mới được phát hiện trong tháng 10. Các lỗ hổng như CVE-2022-3318 , CVE-2022-3314 , CVE-2022-3311 , CVE-2022-3309 và CVE-2022-3307… đều có thể gây hỏng bộ nhớ, tuy nhiên, người dùng có thể nâng cấp trình duyệt lên phiên bản mới nhất để khắc phục.