Mới đây, Đại học College London - University College London đã công bố một nghiên cứu mới, cho thấy một con số đáng kinh ngạc về việc sinh viên đại học đang lạm dụng điện thoại thông minh. Nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa chứng “nghiện” điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ ở 1.043 người từ 18 - 30 tuổi.
Khảo sát yêu cầu những người trẻ tuổi điền vào bảng câu hỏi về chứng “nghiện” điện thoại thông minh, hoàn thành Chỉ số Điểm Chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh đã được điều chỉnh và trả lời các câu hỏi trực tiếp và trực tuyến trong khoảng thời gian 40 ngày trước khi câu trả lời được đánh giá.
Nghiên cứu cho thấy 39% thanh niên có thể “nghiện” điện thoại và mất ngủ vì nó. Nghiên cứu đã tính đến số giờ những người tham gia sử dụng điện thoại, đo giấc ngủ và ghi nhận sự suy giảm trong giao tiếp xã hội cũng như cảm giác tiêu cực và lo lắng khi không sử dụng smartphone.
Nghiên cứu nêu rõ:
"Tỷ lệ nghiện smartphone nói chung là 38,9%. Trong số đó, 35,7% là nam giới và 40,1% nữ giới. Trong số những người tham gia ở độ tuổi dưới 21 tuổi, 42,2% có biểu hiện nghiện điện thoại thông minh, trong đó có tới 34,2 và 28,0% người tham gia từ 22–25 tuổi và trên 26 tuổi nghiện smartphone.
Trong số những người tham gia nghiên cứu có từ 2 giờ sử dụng smartphone trở xuống mỗi ngày, 20,3% bị nghiện. Có tới 53,9% người trẻ sử dụng thiết bị trong hơn 5 giờ/ ngày. Trong số những người ngừng sử dụng smartphone hơn một giờ trước khi đi ngủ, 23,8% có biểu hiện "nghiện". Mặt khác, có tới 42,0% những người ngừng sử dụng thiết bị
Đại học College London đã sử dụng các chỉ số chuyên nghiệp và được chứng nhận để đo lường một cách khách quan từng yếu tố được sử dụng để chẩn đoán những gì cấu thành "nghiện" và tham khảo 47 nghiên cứu khác đã được công bố trước đây về chủ đề này. Nghiên cứu cho thấy rõ, người trẻ dành quá nhiều thời gian để nhìn chằm chằm vào màn hình trong khi họ có thể làm những việc tốt hơn. Thêm vào đó, nghiên cứu tương quan một cách khách quan cũng cho thấy, thời gian sử dụng màn hình nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm) dẫn đến giấc ngủ kém hơn.
Thực tế, tại Việt Nam, tình trạng người dùng trẻ "nghiện" smartphone cũng không hề lạ lẫm. Điện thoại đã trở thành vật bất ly thân với các thanh, thiếu niên. Đáng chú ý, người dùng smartphone đang trẻ hóa rất mạnh, thậm chí nhiều trẻ em mầm non, tiểu học cũng dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị này.
Sự ảnh hưởng của đại dịch (khiến nhiều học sinh, sinh viên học online) cũng như sự phát triển của các mạng xã hội và các hot tiktoker hay streamer cũng khiến giới trẻ sử dụng điện thoại nhiều hơn. Giới chuyên gia cũng đang lên tiếng cảnh báo các gia đình, bậc phụ huynh cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cho con em mình và lựa chọn kênh xem có nội dung phù hợp.