Theo đánh giá từ các tạp chí nghe nhìn uy tín như CNET, Rtings, Digital Trends... màu đen và độ tương phản là 2 yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh TV. Do đó, TV OLED thường được CNET chấm điểm 10 tuyệt đối cho chất lượng hình ảnh, và thống trị bảng xếp hạng TV tốt nhất thế giới của Rtings, CNET, Digital Trends...
Dưới đây sẽ là 5 lý do mà TV OLED sẽ giành chiến thắng và sớm thay thế TV LED trong vài năm tới.
1. Chất lượng hình ảnh
TV LCD được chiếu sáng bởi hàng trăm đèn LED bố trí ở viền hoặc dưới màn hình. Sau khi bật nguồn, đèn LED luôn luôn phát sáng và lớp tinh thể lỏng LCD tự điều chỉnh độ mờ đục để chỉnh cường độ ánh sáng, hoặc tạo ra màu đen.
Do đèn LED ở dưới tấm nền luôn sáng, nên TV LCD dễ gặp hiện tượng hở sáng, màu đen không sâu và khiến cho độ tương phản bị giới hạn. Điều này giống như việc bạn đặt một bóng đèn dưới lớp kính đục, ánh sáng vẫn có thể bị “rò rỉ”.
Mẫu OLED B9 (giữa) là TV 4K tốt nhất thế giới do Rtings bình chọn.
Trong khi đó, TV OLED sử dụng các điểm ảnh là đi-ốt phát quang hữu cơ, hay còn gọi là Organic LED, có thể tự phát sáng và tắt mở độc lập. Kết quả là màn hình TV OLED không bị hở sáng, màu đen sâu tuyệt đối do điểm ảnh có thể “ngắt điện” hoàn toàn và tạo ra độ tương phản vô hạn.
Theo đánh giá từ các tạp chí nghe nhìn uy tín như CNET, Rtings, Digital Trends... màu đen và độ tương phản là 2 yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh TV. Do đó, TV OLED của LG thường được CNET chấm điểm 10 tuyệt đối cho chất lượng hình ảnh, và thống trị bảng xếp hạng TV tốt nhất thế giới của Rtings, CNET, Digital Trends...
2. Thiết kế sáng tạo
Đèn LED được chế tạo từ các vật liệu vô cơ, rất khó để chế tạo ra màn hình linh hoạt. TV LCD LED bị giới hạn trong thiết kế truyền thống, đặc biệt là các dòng TV sử dụng đèn nền LED toàn mảng thường có viền rất dày và nặng nề.
Còn với TV OLED, vật liệu hữu cơ Organic LED cho phép nhà sản xuất có thể tạo ra những chiếc TV có độ mỏng chỉ vài milimet và có thể uốn cong.
TV OLED được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Thương hiệu lớn nhất và duy nhất có khả năng chế tạo tấm nền OLED cỡ lớn đến thời điểm hiện tại là nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc - LG. Các dòng TV OLED của hãng này không chỉ gói gọn trong kiểu chân đế hay treo tường truyền thống, mà vô cùng sáng tạo với TV mỏng như tờ giấy, TV dán tường, TV cuộn, TV trong suốt hay TV hiển thị 2 mặt...
Nhờ thiết kế không bị giới hạn, TV OLED ngày càng trở nên khác biệt, đẳng cấp và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
3. Không ảnh hưởng thị giác
TV LCD hiện nay thường sử dụng đèn nền LED trắng hoặc xanh dương. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ánh sáng xanh từ đèn LED trên màn hình LCD thường khiến não ngừng sản xuất Melatonin, hóc môn điều khiển chu kì thức-ngủ.
Thiếu hụt Melatonin gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ như giảm trí nhớ, thị lực kém, đục thuỷ tinh thể, trầm cảm, béo phì, khó ngủ và tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Để khắc phục, người dùng nên sử dụng các loại kính lọc ánh sáng xanh, hạn chế sử dụng TV LCD có độ sáng cao hoặc chuyển sang TV OLED không đèn nền LED.
Ánh sáng phát ra từ TV OLED gần với ánh sáng tự nhiên.
Trong chiến dịch chống lại các nguy cơ sức khoẻ từ đèn LED, các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Tsing-Hua Đài Loan cho rằng, TV LED phát ra ánh sáng xanh nhiều gấp 3,1 lần so với TV OLED. Ngoài ra, cơ chế phát sáng hữu cơ Organic LED giúp cho ánh sáng phát ra với TV không bị gắt và gần với ánh sáng tự nhiên hơn.
4. Vật liệu thân thiện môi trường
Theo báo cáo mới nhất từ Cnet, LG là nhà sản xuất TV đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ bán dẫn hữu cơ Organic LED để chế tạo tấm nền cho TV, nhằm hạn chế hiện tượng “ô nhiễm” ánh sáng và giúp cho ánh sáng phát ra từ TV không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng.
Vật liệu Organic LED thân thiện với môi trường và sức khoẻ người dùng.
Năm 2019, tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES, TV OLED của nhà sản xuất này đã được trao giải thưởng Thiết kế Sinh thái và Bền vững, nhằm vinh danh các vật liệu thân thiện với môi trường và sức khoẻ người dùng. Ngoài ra, Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cũng xác nhận TV OLED của LG không sử dụng các chất độc hại như thuỷ ngân, nhựa PVC, BFR...
5. Giá thành
Đầu tư hàng chục tỷ USD để xây dựng các nhà máy có thể sản xuất được hàng triệu tấm nền OLED mỗi năm. LG đã giúp cho giá thành TV OLED trở nên hợp lý và xứng đáng hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, giá của TV LG OLED 55” và 65” hiện chỉ còn trong khoảng 25 – 40 triệu đồng, rất cạnh tranh so với TV LCD LED cùng kích thước.
Sự ưu việt về chất lượng hình ảnh và thiết kế cũng lý do để nhiều nhà sản xuất TV lớn trên thế giới sử dụng tấm nền OLED của LG. Hiện tại có khoảng 15 nhà sản xuất, bao gồm cả Sony, Panasonic, Philips... đang chế tạo TV cao cấp bằng tấm nền OLED do LG cung cấp.
Nhờ đó, TV OLED ngày càng trở nên phổ biến và sẽ sớm thay thế TV LED trong tương lai gần.