Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng nên chia sẻ lên mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin mang tính cá nhân.
Vì sao bạn không nên tranh luận với bất kì ai trên Facebook?
(PLO)- Theo một số chuyên gia, chúng ta nên tránh xa bàn phím khi nói đến các chủ đề đang “nóng” để hạn chế những tranh cãi không đáng có trên Facebook.
1. Không chia sẻ các vấn đề về tôn giáo, chính trị
Theo các chuyên gia, “mọi người trên Facebook thường táo bạo hơn rất nhiều so với ngoài đời thực”. Có những người ngoài đời hiền lành, ít nói, nhưng khi sử dụng Facebook họ lại trở thành một con người khác, thoải mái chia sẻ ý kiến về các vấn đề đang nóng, hay thường xuyên tranh luận với người khác.
Chuyên gia nghiên cứu Louise Fox nói rằng mạng xã hội không phải là nơi tốt nhất cho các chủ đề gây tranh cãi. “Các chủ đề về tôn giáo, chính trị khá dễ khiến nhiều người mất bình tĩnh”.
2. Không chia sẻ các thông tin cá nhân
Thông thường, người dùng rất dễ bị lôi cuốn bởi những chương trình khuyến mãi, tặng quà miễn phí... trên mạng xã hội (Facebook, Instagram). Họ vô tư cung cấp thông tin cá nhân bao gồm địa chỉ nhà, số điện thoại trong phần bình luận mà không hề biết rằng những thông tin này có thể bị thu thập và sử dụng vào mục đích xấu.
Kẻ gian có thể sử dụng số điện thoại, ngày tháng năm sinh của bạn để dò mật khẩu, mạo danh tài khoản... Thậm chí một số công ty còn sử dụng dữ liệu của bạn để buôn bán, trao đổi.
Nếu đang sử dụng Facebook, Instagram, Zalo... bạn hãy truy cập vào phần cài đặt thông tin cá nhân, thiết lập lại quyền riêng tư và giới hạn nội dung hiển thị.
3. Không chia sẻ kế hoạch du lịch
Việc tiết lộ kế hoạch du lịch, địa điểm sắp đến đôi khi có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, kẻ trộm có thể dòm ngó và tranh thủ đột nhập lúc bạn vắng nhà.
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên hạn chế chia sẻ dữ liệu vị trí khi sử dụng điện thoại. Làm như vậy sẽ hạn chế được quảng cáo nhắm mục tiêu và mang đến trải nghiệm lướt web tốt hơn.
Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng. Ảnh: Pexels
Xuất hiện phần mềm độc hại có khả năng đánh cắp tài khoản Facebook
4. Không bao giờ chỉ trích công khai một ai đó trên Facebook
Việc đăng bài phê bình, chỉ trích công khai về cách nuôi dạy con cái (hoặc những thứ tương tự) của một người bạn, anh chị em… trên Facebook là điều tối kị.
Fox nói: “Một vài lời trêu chọc nhẹ nhàng có thể được chấp nhận giữa những người biết và hiểu nhau khá rõ, nhưng việc chia sẻ ác ý hoặc chọc tức một ai đó là điều không phù hợp, họ có thể cảm thấy bị xúc phạm. Có nhiều cách để góp ý thay vì chia sẻ công khai”.
5. Không liên tục đăng các bài viết bán hàng
Nhiều người thường nghĩ việc đăng bài liên tục sẽ giúp họ có thêm khách hàng.
Tuy nhiên điều này chỉ gây tác dụng ngược, khiến bạn bè ẩn bài viết, ngừng theo dõi… hoặc thậm chí là hủy kết bạn. Không một ai muốn News Feed (bảng tin) của họ ngập tràn các bài viết quảng cáo quần áo, mỹ phẩm hoặc những thứ tương tự.
Thay vào đó, bạn hãy học cách bán hàng trên mạng xã hội, đăng bài vào những “thời điểm vàng”, học cách viết nội dung hấp dẫn, chú trọng nhiều hơn đến hình ảnh, mô tả sản phẩm… Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, thay vì đăng bài liên tục.
Không đăng bài liên tục trên Facebook. Ảnh: Pexels
6. Không bao giờ cầu xin sự chú ý
Đa số ai trong chúng ta cũng đã vài lần thấy xuất hiện những bài đăng nhằm khơi gợi sự quan tâm hoặc cảm thông, chẳng hạn như “đây là ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi” hoặc “tôi không thể tin rằng điều đó đã xảy ra”.
Họ có thể nhận được phản hồi hi vọng từ một số bạn bè, nhưng những người khác lại coi đây là những nỗ lực thu hút sự chú ý một cách thảm hại.