Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 đang diễn ra với sự tham gia của nhiều diễn giả là đại diện cấp cao từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (thuộc Quốc hội), Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (thuộc Bộ Công thương), Hiệp hội Các Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng.
Tại hội nghị, Schneider Electric đã giới thiệu những công nghệ mới nhất về tự động hóa, số hóa và điện hóa nhằm thúc đẩy quá trình khử carbon, cách mạng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi hệ thống quản lý năng lượng.
Chẳng hạn, EcoStruxure Machine Expert Twin giúp tiết kiệm 20% chi phí kiểm định chất lượng và rút gọn 60% quá trình vận hành thử. Hay Lexium Cobot là robot cộng tác với thiết kế nhỏ gọn, bộ điều khiển nhỏ hơn 45 - 90% so với các giải pháp khác, vẫn đảm bảo tải trọng từ 3kg - 18kg. Độ lặp lại từ 0,02 - 0,03mm, chính xác hơn 50% so với các giải pháp hiện có trên thị trường.
Còn EcoStruxure Automation Expert là nền tảng tự động hóa mở, giúp đạt 100% hiệu quả kỹ thuật, hiệu suất vận hành và sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai. Bên cạnh đó, ngành năng lượng - gói dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật EcoCare giờ đây đã tích hợp AI, giúp giảm chi phí cho khách hàng và giảm thời gian ngừng hoạt động xuống mức tối thiểu.
Gần gũi hơn, trong lĩnh vực quản lý năng lượng gia đình, ngoài hệ thống sạc xe điện EV prolink DC, AC, còn có một sự cải tiến khác giúp nâng cấp an toàn điện cho ngôi nhà. Đó là cầu dao chống quá tải kết hợp chống dòng rò Easy9 Slim RCBO. Với thiết kế nhỏ gọn chỉ với 1 tép, tiết kiệm 50% không gian tủ điện và dễ dàng thay thế, người dùng chỉ việc nâng cấp MCB 1 tép lên để bảo vệ cả ngắn mạch, quá tải lẫn dòng rò.
Dịp này, Schneider Electric cũng công bố các ý tưởng đổi mới sáng tạo dựa trên những xu hướng mang tính tất yếu, có tác động trên toàn thế giới mà tập đoàn đã nghiên cứu trong suốt thời gian qua:
- Cân bằng toàn cầu mới: Quá trình toàn cầu hóa chậm lại, xung đột chính trị, các chính sách bảo hộ thương mại và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã dẫn tới xu hướng nền kinh tế độc lập và hồi hương những ngành sản xuất quan trọng. Để ứng phó với tình trạng này, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng phục hồi bằng cách áp dụng công nghệ mới, tăng cường hợp tác và thực hành phát triển bền vững.
- Dịch chuyển về sự thịnh vượng: Trạng thái cân bằng toàn cầu đã bắt đầu định hình lại thế giới, một cuộc dịch chuyển lớn về sự thịnh vượng - sự dịch chuyển của nhu cầu năng lượng trong tương lai sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi.
- Biến đổi khí hậu: Việc phát triển cơ sở hạ tầng mang đến cơ hội to lớn nhưng cũng tạo nên những lo ngại về biến đổi khí hậu khi các tòa nhà, công trình xây dựng yêu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều. Theo khảo sát của Schneider Electric, năm 2023, 46% doanh nghiệp Việt Nam đã gánh chịu thiệt hại kinh tế nặng nề do thiên tai khắc nghiệt gây ra.
- Số hóa và AI (Digitalization and AI): Để ứng phó với khủng hoảng kép về khí hậu và năng lượng, đòi hỏi số hóa và áp dụng AI để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tính bền vững.
- Chuyển dịch năng lượng (Energy Transition): Công nghệ chính là giải pháp giúp giải quyết giúp giảm phát thải, khi được đánh giá có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng - lĩnh vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.