Apple còn phải đau đầu vì virus Corona

Là hãng công nghệ có tầm ảnh hưởng của thời đại, Apple đã bị ảnh hưởng bởi virus corona về mọi mặt.

Chủng virus corona bùng phát tại Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp và nhà máy đóng cửa và các khu vực khác cũng bị ảnh hưởng. Với số người chết lên tới hơn 1.100 người và khoảng 8.200 người được báo cáo trong tình trạng nguy kịch, virus này đã có tác động không nhỏ tới thị trường smartphone, bằng cách này hay cách khác.

Apple còn phải đau đầu vì virus Corona - 1

Theo dự đoán, doanh số điện thoại thông minh sẽ giảm 50% tại Trung Quốc trong quý tài chính này. Vào ngày 11/02, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có tuyên bố rằng thế giới cần phải "thức tỉnh và coi virus kẻ thù này là kẻ thù công khai số một".

Virus corona ảnh hưởng thế nào đến Foxconn?

Trong một báo cáo trước đó, Foxconn - đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, cho hay đã thực hiện các biện pháp để giảm bớt tác động của virus này. Tuy nhiên, do dịch bệnh tiếp tục bùng phát, chính phủ Trung Quốc đã buộc đóng cửa các nhà máy kể từ ngày 28/01 đã gây khó khăn cho Foxconn. Công ty đã kiến nghị các cơ quan chức năng cho phép các nhà máy của mình mở cửa trở lại vào ngày 03/02 nhưng đã bị bác bỏ vì sợ lây lan virus.

Kể từ ngày 10/02, nhà máy Trịnh Châu chỉ có khoảng 10% lực lượng lao động quay trở lại làm việc. Foxconn hy vọng sẽ có ít nhất 50% nhân viên trở lại vào cuối tháng 2, muộn hơn nhiều so với dự kiến trước đó. Chủ tịch công ty Liu Young-Way đặt mục tiêu sẽ đạt được 80% sản lượng vào tháng 3.

Corona đã ảnh hưởng đến Apple như thế nào?

Trả lời với CNBC, Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook cho hay: trước tình hình bùng phát của virus corona, các nhà máy sản xuất thay thế cho các bộ phận đã được khai thác để thay thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc đang bị ngưng trệ.

AirPods vẫn tiếp tục cho phép đặt hàng trước, được sản xuất hết công suất. Apple đã đặt hàng 45 triệu chiếc Airpods bổ sung để thử và khắc phục mọi sai sót trong sản xuất  tương lai.

Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, Apple cũng đã bắt đầu sản xuất "iPhone 12" tại Thâm Quyến và nhà máy đó vẫn duy trì được công suất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Ngay cả khi Foxconn phải vật lộn để sản xuất, Apple vẫn có các nhà máy thay thế, mặc dù với công suất đầu ra nhỏ hơn, ở Đài Loan và Ấn Độ.

Apple còn phải đau đầu vì virus Corona - 2

Tình hình bùng phát virus Corona tại Trung Quốc.

Một nhà sản xuất quan trọng khác, Pegatron đã khắc phục được tình trạng dịch bệnh. Các báo cáo từ chuỗi cung ứng cho thấy nhà máy tại Thượng Hải của Pegatron đã hoạt động trở lại gần như hoàn toàn, khoảng 90% nhân viên đã quay trở lại nhưng dự kiến vào tháng 3 tới sẽ có sự sụt giảm lực lượng lao động đáng kể. Cơ sở Côn Sơn, Tô Châu dự kiến bắt đầu sản xuất "iPhone SE 2" vào ngày 10 tháng 2 nhưng đã bị trì hoãn vì tỷ lệ lao động quay lại làm việc chỉ còn khoảng 40% đến 60%.

Khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, nhiều nhà sản xuất đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế, khiến cho sản lượng tjut xuống thấp hơn. Ví dụ, các nhà sản xuất điện thoại khác có thể yêu cầu các modem và bộ phận tương tự cho iPhone và sẽ cạnh tranh mạnh hơn do lực lượng lao động giảm. Tới nay, các văn phòng của Apple và 42 địa điểm bán lẻ vẫn đóng cửa ở Trung Quốc mặc dù trước đó được dự kiến mở cửa vào ngày 10/02.

Chuỗi cung ứng của Apple bị ảnh hưởng

Trong khi Trung Quốc chịu trách nhiệm phần lớn việc sản xuất và vận chuyển các sản phẩm của Apple, các bộ phận khác của iPhone có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất bộ phận có trụ sở tại Trung Quốc được dự đoán nhu cầu chip sẽ giảm từ 5% - 10%. Sự sụt giảm nhỏ đó có thể dễ dàng được các nhà sản xuất có nguồn gốc ngoài Trung Quốc bù vào.

Mối lo ngại về sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc tiếp tục gia tăng vì các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị và đại dịch. Tim Cook đã thực hiện rất nhiều công việc trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là giám đốc điều hành để mở rộng chuỗi cung ứng của Apple và đảm bảo sự dư thừa nguồn cung. Kết quả thu nhập quý hai của hãng sẽ cho thấy mức độ thiệt hại lên đến mức nào và có thể chứng minh Apple không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tác động tới các ngành công nghiệp

Sự lây lan của virus corona vẫn chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc nhưng do các sự kiện toàn cầu và du lịch vẫn tiếp tục bất chấp sự bùng phát, mối lo ngại về đại dịch toàn cầu đã leo thang. Triển lãm Di động Thế giới diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nhacuối cùng phải hủy hoàn toàn.

Các nhà sản xuất khác như Huawei muốn sớm có được thiết bị cầm tay 5G mới nhất trên thị trường. Tuy nhiên, hãng này đang mất thời gian thâm nhập thị trường trước khi chính Apple “nhúng tay” vào 5G.

Apple còn phải đau đầu vì virus Corona - 3

Cửa hàng Apple Store tại Trung Quốc vẫn đóng cửa.

Nhìn ra toàn ngành công nghiệp điện thoại thông minh, có thể thấy rằng hầu hết các ngành kinh tế đặt tại Trung Quốc đang bế tắc. Việc sản xuất Ford và Tesla đã bị đình trệ. Chợ và đường phố đã vắng hoe vì mọi người vẫn ở trong nhà. Thêm vào đó, ngay cả khi virus không ảnh hưởng đến một khu vực hoặc thị trấn, hầu hết các trường học vẫn đóng cửa cho đến đầu tháng 3, khiến công nhân khó rời khỏi nhà.

Đây chỉ là khởi đầu của chuỗi tháng ngày bệnh dịch. Các doanh nghiệp lớn hơn như Apple đã có dự phòng, nhưng cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu Trung Quốc không thể sớm vượt qua đợt dịch này, các ngành công nghiệp sẽ phải chịu tổn thất tài chính rất lớn. Hiện tác động kinh tế của virus corona vẫn chưa thể ước tính nhưng sẽ còn lan rộng.