Giờ đây, khi mua một chiếc smatphone mới, người dùng sẽ ngay lập tức chuyển hoặc tải xuống tất cả các ứng dụng đã có trên điện thoại cũ và quan trọng nhất - lấy thẻ SIM để chuyển sang điện thoại mới. Và tại Mỹ, những chủ nhân của dòng iPhone 14 sẽ phải sử dụng hoàn toàn eSIM.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple thực hiện loại bỏ các chi tiết quen thuộc. Trước đó, vào năm 2016, công ty đã loại bỏ giắc cắm tai nghe trên loạt iPhone 7. Động thái này từng bị “đối thủ” chỉ trích rất nhiều, bao gồm Samsung. Nhưng ngay sau đó, “ông trùm” Hàn Quốc và nhiều thương hiệu khác cũng bỏ đi chi tiết này.
Apple luôn nhận biết được những điều gì tốt nhất cho người dùng, và công bằng mà nói, những động thái gây tranh cãi của hãng thực sự thúc đẩy chúng ta hướng tới một tương lai thuận lợi hơn.
Lịch sử loại bỏ công cụ của Apple buộc chúng ta phải bắt kịp thời đại
Từ năm 1998, Apple đã nổi tiếng với việc loại bỏ những thứ được hãng xem là lỗi thời. Đây là năm chiếc iMac mang tính biểu tượng của Apple được phát hành, không có ổ đĩa mềm, vốn đã rất phổ biến vào thời điểm đó. iMac chỉ có công nghệ mới hơn để truyền dữ liệu - ổ đĩa CD.
Giắc cắm tai nghe được loại bỏ trên iPhone từ năm 2016.
Với iPhone, Apple là một trong những thương hiệu đầu tiên ngừng sản xuất điện thoại vỏ nhựa, chuyển sang chất liệu cao cấp vào đầu năm 2010. Điện thoại thông minh vỏ nhựa cuối cùng của hãng là iPhone 5C năm 2013, có màu sắc đậm để lựa chọn nên vẫn khá hấp dẫn.
Nhờ có “Táo Khuyết” với vỏ kim loại, sau đó là mặt lưng kính cao cấp hơn, hầu hết người dùng đều đã có cơ hội lựa chọn những sản phẩm cao cấp hơn - xứng đáng với giá tiền.
Tại Mỹ, iPhone 14 Series đã không còn khay SIM.
Apple cũng được xem là công ty mở ra xu hướng loại bỏ nút Home trên điện thoại để hỗ trợ điều hướng bằng cử chỉ. Giờ đây, các cử chỉ có trên iPhone và điện thoại Android khá thú vị và sử dụng nhanh hơn nhiều dù mất một chút thời gian để làm quen.
Với iPhone X, như thường lệ, Apple đã có một giải pháp thay thế mà hãng cho là tốt hơn - nhận dạng khuôn mặt, hay còn gọi là Face ID.
Nút Home hiện chỉ còn trên iPhone SE.
Thực tế cho thấy, Face ID cực kỳ tiện lợi. Chúng hoạt động rất tốt, quá nhanh chóng; đến mức người dùng thậm chí không cần nhớ điện thoại cần được mở khóa.
Đôi khi, Apple sẽ buộc bạn nhập mật khẩu chỉ để đảm bảo người dùng không quên nhưng về tổng thể, Face ID thực sự tuyệt vời, rất liền mạch và khác biệt. “Nhà Táo” đã đúng khi thực hiện chuyển đổi này, khiến iPhone trở nên độc đáo theo đúng nghĩa.
Gần đây, công ty có trụ sở tại Cupertino thậm chí còn biến phần cắt cảm biến Face ID của mình trở thành Dynamic Island - một tính năng và điểm nhấn “hút khách” mới!