Đầu năm nay, Apple đã tuyên bố hãng có tới 1 tỷ chiếc iPhone đang hoạt động trên toàn thế giới. Con số này cực kỳ ấn tượng và đáng ngưỡng mộ với các nhà sản xuất smartphone cũng như công chúng. Tuy nhiên, vấn đề là trong tương lai chúng sẽ trở thành đồ cũ và cần được xử lý.
Đâu là cách Apple xử lý iPhone cũ?
Thực tế, “Nhà Táo” đã phát hiện ra vấn đề này vào năm 2013. Kể từ khi tung iPhone đầu tiên vào năm 2007, chúng đã trở thành chiếc smartphone được nhiều người khao khát sở hữu. Mặt khác, có không ít người không muốn nâng cấp iPhone vì chúng vẫn có thể hoạt động tốt trong nhiều năm. Điều này khiến doanh số iPhone bị sụt giảm và thúc đẩy Apple tạo ra phương thức giao dịch mới: Trade – in (Thu cũ – đổi mới) để kích thích iFan nâng cấp.
Phương thức Thu cũ - đổi mới iPhone đã được Apple sử dụng nhiều năm qua.
Do đó, người dùng chỉ cần mang iPhone cũ tới Apple Store để được khấu trừ phần nào khi nâng cấp lên iPhone mới. Nếu thiết bị đó còn mới và tốt, khách hàng sẽ nhận được voucher ưu đãi. Những chiếc iPhone cũ sau đó sẽ được tân trang và bán ra với giá rẻ hơn tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ.
iPhone.
Đây được xem là một chiến lược thông minh và “Táo Khuyết” có thể bán 1 chiếc iPhone tới 2 lần mà vẫn thu lại lợi nhuận. Tất nhiên, chỉ những chiếc iPhone còn sử dụng tốt mới được tận dụng theo cách này. Với những chiếc iPhone bị hư hỏng quá nặng, chủ nhân của chúng sẽ không nhận được ưu đãi và được đem đi tái chế.
Apple sẽ sử dụng Robot Daisy để tái chế iPhone cũ, được đặt tại nhà máy Austin, bang Texas, Mỹ. Robot có thể tháo rời iPhone chuyên nghiệp, được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến nhất. Cánh tay của chúng có thể tháo được 200 cái/ giờ. Từ đó, các nguyên liệu sử dụng trên iPhone có thể được tái chế: vàng, đồng, bạc,…từ camera, pin, bảng mạch. Thậm chí, Apple còn có thể bán các linh kiện còn nguyên vẹn cho các hãng khác.
Robot Daisy.
Mặt khác, Apple đang phải đối mặt với nhiều iPhone dựng, lắp nhiều phụ kiện kém chất lượng một cách tinh vi. Điều này khiến quy trình xử lý trở nên phức tạp hơn, buộc “Táo Cắn Dở” phải vận chuyển tới nhà máy xử lý Litong ở Yangmen, Trung Quốc. Dù bằng cách này hay cách khác, đây cũng là những phương pháp thông minh, vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp hãng quay vòng thiết bị, tiết kiệm nguyên liệu.