Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg đã cố gắng gây ảnh hưởng đến các thành viên của chính phủ Mỹ để những người này có thể xem xét kỹ hơn hoạt động kinh doanh của Apple. Đây được xem là một trong các động thái quan trọng có liên quan tới chính trị của người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Trước đây, Zuckerberg không phải là người hay thảo luận về chính trị khi mới dẫn dắt Facebook, nhưng theo thời gian, người đàn ông này đã hướng quan điểm của mình sang chính trị nhiều hơn. Khi nhìn lại cách vị lãnh đạo này quan tâm nhiều hơn đến chính trị, có vẻ như hành động của Zuckerberg cũng đã tạo ra một số tác động chống lại các “đối thủ” công nghệ của nó.
Các nguồn tin cho hay, trong các cuộc thảo luận giữa Zuckerberg và các quan chức chính phủ, vị CEO này đã bày tỏ mong muốn có sự giám sát kỹ lưỡng hơn đối với cả TikTok và Apple. Về vấn đề Apple, Zuckerberg được cho là đã tuyên bố với các quan chức là nhà sản xuất iPhone dường như không phải đối mặt với sự giám sát nhiều như mạng xã hội mặc dù nó sở hữu một hệ điều hành được "một tỷ lệ lớn người Mỹ sử dụng."
Facebook và Apple.
Apple đã trở thành mục tiêu của một số cuộc điều tra, chẳng hạn như chiến lược sao chép-thâu tóm, quản lý quá mức các ứng dụng kiểm soát của phụ huynh và quyền lực gần như độc quyền của họ đối với App Store.
Tuy nhiên, “Nhà Táo” chỉ được xem xét trong một nhóm các công ty, bao gồm Facebook, Amazon và Google. Hôm thứ Sáu, người đồng sáng lập Microsoft - Bill Gates, người có kinh nghiệm đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề chống độc quyền đã nêu ra quan điểm, mỗi công ty nên được kiểm tra từng trường hợp cụ thể, thay vì kiểm tra đồng loạt.
Zuckerberg cũng được cho là đã hội đàm riêng với cố vấn cấp cao của Nhà Trắng - Jared Kushner và Bộ trưởng Tài chính - Steven Mnuchin về TikTok và sự hiện diện của nó tại Mỹ. Các chủ đề thảo luận không được đề cập trong các nguồn báo cáo. Người phát ngôn của FaceBook cho hay: “Bất kỳ lời bóng gió về việc ông Zuckerberg khuyến khích Chính quyền cấm TikTok là sai sự thật.”
4 "ông lớn" công nghệ.
Bài báo cũng đề cập đến các cuộc liên lạc lặp đi lặp lại của Zuckerberg với Kushner qua Whatsapp cũng như những nỗ lực không ngừng để làm cho mạng xã hội này trở nên phi đảng phái nhất có thể. Điều này bao gồm những nỗ lực gần đây nhằm hạn chế tác động của quảng cáo chính trị trước cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ và nỗ lực hạn chế tác động của thông tin sai lệch chính trị.
Hạn chế hiển thị thông tin sai lệch đã trở thành một vấn đề lớn hơn đối với Facebook vì vào thứ Tư, cả mạng xã hội này và Twitter đã hạn chế việc chia sẻ một báo cáo được cho là chưa được xác minh. Cả Zuckerberg và Giám đốc điều hành Twitter - Jack Dorsey sẽ tham gia phiên điều trần trước Ủy ban Thương mại Nhà nước vào ngày 28/10. Rất có khả năng các vấn đề nóng hổi sẽ được “bới ra” như một phần của sự kiện.