Apple xứng danh công ty “thổi giá” đắt đỏ nhất thế giới

“Nhà Táo” là một công ty chuyên bán dòng sản phẩm đắt tiền, nhưng chiếc thẻ gắn đồ AirTag Hermès với giá 449 USD (tương đương 10,35 triệu đồng) thực sự quá “chát”.

Thực tế, các sản phẩm của Apple không được định giá quá cao, ngay cả Mac Pro cũng vẫn có giá xứng tầm với giá trị của nó. Nhưng bằng nhiều cách, hãng này đã nâng tầm giá trị sản phẩm của mình trở thành công ty xa xỉ mặc dù bề ngoài không bằng cách hãng chế tác đắt đỏ như Gucci, Ferrari hay Hermès.

Song song với việc giới thiệu thiết bị theo dõi AirTag giá 29 USD (khoảng 668 nghìn đồng), Apple ngay lập tức gắn thêm Hermès vào AirTag Hermès với giá khởi điểm 449 USD (khoảng 10,35 triệu đồng) cho một miếng "da Barénia xa xỉ." Thực chất, da Barénia là chất liệu cap cấp nhưng chỉ là da bê. AirTag bản thường chỉ có giá 29 USD và phần còn lại là được thổi giá nhờ phiên bản chất liệu xa xỉ.

Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý về khoa học kinh tế cho một sản phẩm xa xỉ: những sản phẩm có hệ số co giãn thu nhập của nhu cầu lớn hơn 1. Tuy nhiên, ngay cả khi không nhờ đến một thương hiệu như Hermès, các sản phẩm của Apple vẫn thường có giá cao hơn các sản phẩm khác cùng phân khúc dù Apple vẫn tiếp tục giảm giá chúng mỗi quý.

Đó chính là định nghĩa của một thương hiệu xa xỉ, ở mức độ mà Apple là công ty có giá trị nhất. Mặc dù xét về mặt hình thức, hãng này chỉ bán thiết bị điện tử tiêu dùng, một ngành kinh doanh truyền thống đi kèm với biên lợi nhuận mỏng.

Apple đã gây dựng thương hiệu như thế nào?

Dễ thấy, tỷ lệ người dùng smart Android chuyển sang iPhone đang có xu hướng tăng lên. Chiếc Galaxy S21 Ultra chiếm ưu thế về kết cấu camera, màn hình lớn, pin “trâu” nhưng trong tâm trí người dùng, iPhone vẫn là một bản nâng cấp đáng giá với màn hình nhỏ, ứng dụng trong hệ sinh thái iOS và thông số kỹ thuật camera tương tự.

Apple xứng danh công ty “thổi giá” đắt đỏ nhất thế giới - 3

Làm thế nào mà các sản phẩm của Apple có được địa vị như vậy?

● Cảm xúc gắn bó: Ngay từ khi mới thành lập Apple, Steve Jobs đã đảm bảo mang đến cho mọi người lối vào một thế giới độc quyền với bí mật về hoạt động bên trong. Tới tận iPad Pro 2021, Apple mới công khai dung lượng RAM bên trong!

● Tầm ảnh hưởng của thương hiệu: Apple là thương hiệu thành công nhất trên thị trường tiếp thị và dễ nhìn thấy nhất trên thế giới. Nếu quốc gia của bạn có một công ty như Apple, liệu bạn có mua iPhone hay không? Và một nửa số người dùng Mỹ hiện mang theo iPhone, khuếch đại thông điệp của hãng hơn nữa.

● Chất lượng sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm và sức mạnh tổng hợp của hệ sinh thái: Steve Jobs không phải là người đầu tiên giới thiệu smartphone nhưng lại giúp cho chúng trở nên dễ sử dụng và Apple tiếp tục bổ sung vào hệ sinh thái những sản phẩm tập trung vào thiết kế, phần mềm và hiệu suất.

Apple xứng danh công ty “thổi giá” đắt đỏ nhất thế giới - 4

Nói một cách dí dỏm, Apple tránh xa việc bán các sản phẩm tầm trung với giá cao bởi vì hãng đã tạo ra một hào quang xung quanh tên tuổi của mình tương xứng với những gì các thương hiệu thời trang cao cấp truyền thống của Pháp hoặc Ý đã làm.