Ngành F&B đã trải qua chặng đường dài phát triển kể từ khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur sáng chế nên kỹ thuật thanh trùng vào đầu thế kỉ 19, và từ đó trở thành ngành tiêu thụ khổng lồ nhất thế giới. Ngày nay ngành F&B đang gặp nhiều thách thức trong vận hành, đặc biệt là công nghệ tự động hóa đã lỗi thời. Schneider Electric, tập đoàn toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa, nhận diện có 3 vấn đề tồn đọng mà F&B đang đối mặt trên khía cạnh: máy móc sản xuất, sản phẩm, phát thải carbon. Bằng cách chuyển đổi sang tự động hóa thế hệ tiếp theo, đặc biệt là ứng dụng kiến trúc EcoStruxure dành riêng cho ngành F&B, các doanh nghiệp sẽ xoay chuyển được cục diện.
Giảm “thời gian chết” khi máy móc ngưng hoạt động
Đối với ngành F&B, mỗi giờ ngừng sản xuất ảnh hưởng cực lớn đến lợi nhuận kinh doanh. Các nhà máy thường gặp 2 dạng “thời gian chết” phổ biến: ngừng hoạt động theo kế hoạch (thường được báo trước và mục đích để nâng cấp hoặc bảo trì) và bất ngờ (do sự cố và mất thời gian để sửa chữa). Hệ lụy là, dây chuyền sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lỗi phải hủy bỏ, sản phẩm chậm đưa ra thị trường… ARC Advisory Group (ARC) ước tính, thời gian dừng hoạt động ngoài kế hoạch đã làm ngành thiệt hại đến 100 tỷ USD mỗi năm.
Đặt F&B là nhóm khách hàng trọng tâm, Schneider Electric đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này để đưa lời giải vào kiến trúc EcoStruxure dành riêng cho ngành F&B. EcoStruxure nâng mức độ hội tụ công nghệ thông tin và vận hành (IT/OT) lên cao để tăng khả năng xác định sự cố. Hệ thống tự động hóa được giám sát từ lăng kính của nhân viên OT lẫn IT, giúp cả hai nhóm phản ứng tức thời với dữ liệu theo thời gian thực ở mọi cấp độ. Bằng cách trao quyền và đơn giản hóa trải nghiệm của tất cả bên liên quan, EcoStruxure giúp giảm thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch, sản xuất liên tục và tăng năng suất, quản lý máy móc hiệu quả và giảm chi phí bảo trì.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm toàn chuỗi cung ứng
Allianz Global Corporate & Specialty báo cáo, ngành F&B chiếm tới 16% tổng thiệt hại do thu hồi và bồi thường sản phẩm lỗi hỏng, đứng thứ 2 toàn cầu (chỉ sau ngành ôtô) năm 2017 với chi phí trung bình cho mỗi yêu cầu thu hồi lên đến 9,5 triệu USD. Kiểm soát chất lượng sản phẩm không chỉ ở công đoạn sản xuất trong nhà máy, mà trên toàn chuỗi cung ứng - đang trở thành vấn đề cấp thiết của ngành F&B. Công nghệ truy xuất nguồn gốc đầu cuối chính là lời giải để doanh nghiệp ngăn tổn thất, bảo vệ thương hiệu và tạo dựng niềm tin với người dùng.
Thương hiệu thực phẩm lên men Fulin Zhacai đã không bỏ qua vấn đề này khi số hóa dữ liệu bằng giải pháp AVEVA System Platform thuộc kiến trúc EcoStruxure. Giải pháp giúp tập đoàn thực thi và tuân thủ chất lượng bằng cách thu thập dữ liệu lịch sử về nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm, bao bì…; cho phép nhân viên có thể nhanh chóng và dễ dàng quản lý mọi vấn đề đang xảy ra trên dây chuyền sản xuất. AVEVA System Platform cũng là chìa khóa để tập đoàn đồ ăn nhẹ Campbell Soup (Mỹ) giữ vững giá trị thương hiệu và giá cổ phiếu, sau khi hệ thống phần mềm lỗi thời và dữ liệu thu thập thủ công từng khiến công ty phải thu hồi sản phẩm do dán nhãn sai.
Với sản lượng hơn 800 triệu lít sữa mỗi năm, truy xuất nguồn gốc đã giúp Greenfields Dairy (Indonesia) đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh. Nhờ kiến trúc EcoStruxure với giải pháp phần mềm AVEVA và ProleiT, công ty có thể theo dõi và kiểm soát dữ liệu đầu cuối toàn bộ từ quy trình chế biến sản phẩm theo thời gian thực, đến việc theo dõi từ SAP thông qua hệ thống MES đến vận hành.
Tối ưu hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường
Theo ESG Planetly, hoạt động của các doanh nghiệp F&B chiếm đến 36% lượng phát thải toàn cầu. Ngành này với đặc thù tạo ra phát thải carbon cao; trong khi người mua ngày càng tiêu dùng có trách nhiệm và yêu cầu nguồn nguyên liệu xanh sạch hơn, đòi hỏi nhà sản xuất phải ưu tiên mục tiêu phát triển bền vững: sử dụng tài nguyên có trách nhiệm và giảm thiểu tác động đến môi trường. Đứng trước vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đang truy soát lại toàn bộ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất… để tìm kiếm các lỗ hổng năng lượng, các mắt xích phát thải carbon và sửa chữa cải thiện ngay khi có thể.
Theo Schneider Electric, các doanh nghiệp F&B có thể giảm phát thải carbon hiệu quả và đơn giản, ngay từ quy trình làm sạch tại chỗ (CIP) bằng cách tiết kiệm được hóa chất và nguyên liệu, nhờ đó giảm được lượng chất thải. Ngoài ra, khi rút ngắn thời gian CIP, doanh nghiệp sẽ còn tiết kiệm thêm năng lượng tổn hao cho quy trình CIP và giảm phát thải carbon. Giải pháp EcoStruxure Clean-in-Place Advisor đã được Nestlé Waters – một trong những công ty nước đóng chai lớn nhất thế giới thực chứng về khả năng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên và chi phí khi áp dụng cho 13 dây chuyền sản xuất thuộc nhà máy Vergèze (Pháp). Theo đó, Nestlé Waters đã giảm được tới 340 tấn CO₂ trong quá trình sản xuất nước có ga ngay năm đầu tiên (giảm 50% đối với một số dây chuyền), đồng thời rút ngắn thời gian CIP hơn 20%.
Các giải pháp dành cho tự động hóa thế hệ tiếp theo sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tạo ra cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp trong ngành F&B. Bằng cách tận dụng những cơ hội mới số hóa mang lại, các doanh nghiệp F&B có thể tạo nên sự khác biệt tạo đà tăng trưởng bền vững trong tương lai.