Loại vật thể đặc biệt này được đặt tên là centaurs, lấy ý tưởng từ tên của sinh vật nhân mã trong thần thoại. Chúng được phân loại là "hành tinh vi hình" vừa giống tiểu hành tinh, vừa thể hiện các đặc điểm đáng lẽ chỉ có ở sao chổi. Tổng cộng 18 hành tinh vi hình dạng này đã được con người xác định ở Vành đai Kuiper ngoài rìa hệ Mặt Trời.
Sử dụng camera Vật Chất Tối từ Đài quan sát Trung Mỹ, kính thiên văn Walter Baade từ Đài thiên văn Las Campanas (đặt tại Chile) và kính viễn vọng Discovery Channel từ Đài thiên văn Lowell (đặt tại Mỹ), nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Colin Chanlder từ Đại học Bắc Arizona đã "tóm" được một hành tinh vi hình mang tên Centaur 2014 OG392.
Vật thể này sở hữu một chiếc đuôi hào quang ấn tượng, mà các nhà khoa học tin là sự thăng hoa, tức chuyển đối từ chất rắn sang khí của dạng vật chất đặc biệt cấu thành nên nó.
Kết quả cho thấy loại băng giá tạo nên vật thể không hề là băng giá giống trên trái đất, mà là một hỗn hợp các chất dễ cháy như carbon dioxit và amoniac bị hóa băng do nhiệt độ quá lạnh ở vùng xa thẳm này.
Chưa kể, họ còn bất ngờ phát hiện sự hiện diện của coma, tức lớp vỏ băng và bụi sao chổi thường hình thành xung quanh hạt nhân của sao chổi khi nó đi gần Mặt Trời
Điều này cho thấy Centaur 2014 OG392 hoàn toàn là một sao chổi chứ không phải tiểu hành tinh hay hành tinh vi hình. Nó phải được hình thành từ những ngày đầu của hệ Mặt Trời, có thể là lúc Trái Đất chưa kịp ra đời. Quá trình tiến hóa của hệ sao đã đẩy vật thể này tận ra mép ngoài.
Sao chổi mới được đặt tên thành C/2014 OG392, còn gọi là PANSTARRS. Theo nhóm nghiên cứu, nó là một trong những thứ hiếm hoi của hệ Mặt Trời sơ khai không bị ngôi sao mẹ nóng bỏng này hút vào và tiêu diệt, cũng như không bị văng khỏi hệ sao hoàn toàn, vì vậy việc nghiên cứu nó có thể giúp giải thích rất nhiều bí ẩn xung quanh cách mà hệ Mặt trời, bao gồm Trái Đất của chúng ta, đã hình thành.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.