Khó dự đoán tương lai sẽ ra sao thời công nghệ "bùng nổ"
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cách đây không lâu, ông Justin Wood - Giám đốc WEF khu vực châu Á - Thái Bình Dương từng chia sẻ rằng, rất khó để có thể dự đoán cách mà công nghệ thay đổi tương lai của các ngành nghề lao động. Tuy vậy, có một điều chắc chắn là người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc gia tăng, “vòng đời” của các kỹ sư cũng sẽ bị rút ngắn. Thật may là theo ông Justin Wood, giới trẻ Đông Nam Á đang thực sự nhận thức được điều này.
Cùng quan điểm, nhiều chuyên gia dự báo, công nghệ đã, đang và sẽ thay đổi rất nhanh - đây chính là thách thức lớn nhất của Việt Nam. Do đó, một trong những việc mà Việt Nam đã thực hiện chính là thay đổi con người, để họ có thể thích nghi tốt hơn đối với sự thay đổi. Muốn làm được điều đó, chúng ta không chỉ đào tạo về công nghệ mà còn phải đào tạo cả kỹ năng mềm.
Trong bối cảnh ấy, cùng với những ảnh hưởng của thế hệ trước, Gen Z và Millennials đang tạo ra những thay đổi cực kỳ lớn, tự mình đặt ra những chuẩn mực mới và chứng minh cho cả thế giới rằng họ đúng. Khó khăn, thách thức chẳng là gì khi họ đã có ý chí sẵn sàng và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Họ dám làm ngược lại những điều mà xã hội đã định hình từ trước, nếu nó không còn phù hợp với mình. Giới trẻ luôn thay đổi bản thân từng giờ và vươn lên từng phút. Vì những khát khao không thể quật ngã, giới trẻ đã thực sự tạo ra một thế giới hoàn toàn mới theo cách của riêng mình mà không một rào cản nào có thể ngăn bước chân họ đến với đam mê. Đó là thế hệ làm điều không thể.
Nghề mới thời 4.0: Gamer, v-blogger, food stylist,...
Không khó để nhận ra công nghệ đang len lỏi vào mọi mặt cuộc sống, thay đổi toàn diện cách thức chúng ta đi lại, sinh hoạt và chi phối lựa chọn việc làm của cả một thế hệ trẻ sau này. Chẳng hạn, nếu như ngày xưa viết blog chỉ để mua vui bên cạnh công việc 8 tiếng/ngày thì giờ đây v-blogger đã trở thành nghề hái ra tiền, chơi game từng bị cả xã hội dè bỉu thì nay đã trở thành e-sport tranh huy chương ở SEA Games, chụp ảnh đồ ăn "sống ảo" giờ đã trở thành nghề food stylist,...
Đội tuyển Liên Quân Mobile Việt Nam đã giành HCĐ tại SEA Games 30.
Chính sự xuất hiện của mạng internet cùng các thiết bị công nghệ hiện đại đã góp phần mở lối và giúp giới trẻ có thể hành động cho đam mê của mình. Đó cũng được biết đến là triết lý của những hãng công nghệ hướng tới người trẻ như Samsung: Không ngừng khám phá, thay đổi, phát minh và tái định nghĩa các chuẩn mực, vì theo họ sáng tạo là không giới hạn để tạo ra những điều không thể.
Có một thời gian, mạng xã hội liên tiếp diễn ra những cuộc tranh luận về việc có nên cổ vũ giới trẻ theo đuổi đam mê hay không? Không ít người cho rằng đam mê của giới trẻ chỉ là thứ nhất thời, không đủ để dẫn lối đến thành công. Tuy nhiên, thế hệ trẻ hiện nay đang chứng minh rằng: Nguyên tắc đặt ra là để phá vỡ, không một chuẩn mực nào có thể trường tồn mãi mãi.
"Bí kíp" sáng tạo video triệu view trên YouTube
Trong bối cảnh ấy, Samsung vừa tổ chức chuỗi hội thảo hoàn toàn miễn phí về nghề 4.0, nhằm truyền cảm hứng cho giới trẻ và chia sẻ những câu chuyện lần đầu được kể từ những khách mời sáng giá: Fashionista Châu Bùi, food stylist Meo Thùy Dương và giám đốc sáng tạo Denis Đặng.
Tại hội thảo, Denis Đặng với những video clip triệu view trên YouTube đã chia sẻ kinh nghiệm và những kỹ năng cần có trong lĩnh vực này. Theo Denis Đặng, bốn kỹ năng mà người trẻ cần có để trở thành nhà sáng tạo nội dung là "visual language" - ngôn ngữ và khả năng tái hiện hình ảnh, "storytelling" - tư duy kể chuyện độc đáo, kỹ năng làm việc đối tác, sự hiểu biết về thuật toán và xu hướng được ưa chuộng trên YouTube cũng như mạng xã hội.
Denis Đặng nổi tiếng với MV "Tự tâm".
"Một người sáng tạo sẽ phải luôn tìm những góc nhìn, khoảnh khắc đặc biệt ngay trong cuộc sống đời thường, tưởng như không có gì mới mẻ. Bạn sẽ phải tự tạo thói quen chụp mọi khoảnh khắc, sự vật theo một góc nhìn khác biệt, mới lạ và tìm ra lát cắt thú vị, độc đáo nhất", nhà sáng tạo MV "Tự tâm" chia sẻ.
Ở thời đại 4.0, các bạn trẻ có rất nhiều công cụ hỗ trợ để hiện thực hóa những ý tưởng. Bằng smartphone, internet, mạng xã hội (YouTube, Facebook, Instagram,...), người trẻ có thể nghiên cứu, theo dõi các nghệ sĩ lớn và xem những tác phẩm xuất sắc trên thế giới. Denis Đặng cho rằng, đây vừa là nguyên liệu vừa là nguồn cảm hứng để người trẻ tư duy mới mẻ, đột phá hơn. Việc cập nhật kiến thức ở mọi lĩnh vực cũng rất quan trọng, giúp người trẻ có thêm nguyên liệu để sáng tạo, biến tấu cho tác phẩm.
Nói thêm về kinh nghiệm sáng tạo nội dung trên YouTube, Denis cho biết, anh phải chủ động phân tích từng trường hợp bị YouTube hạn chế nội dung do gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Từ đó, anh lấy làm bài học để tăng giảm mức độ về sự táo bạo của nội dung mà vẫn bảo vệ được ý tưởng nguyên tác.
"Và để thành công, được công nhận, một nhà sáng tạo nội dung không chỉ cần dị biệt, độc đáo và đầy ắp các ý tưởng. Nguyên tắc quan trọng khi làm việc với đối tác, ekip là "Listen & Speak up" - lắng nghe và phản hồi. Bạn sẽ cần bỏ bớt cái tôi để lắng nghe, điều chỉnh mà vẫn có thể nói lên chính kiến. Bạn cầu thị nhưng không nhân nhượng quá mức để không đánh mất chính mình và bảo vệ được các ý tưởng sáng tạo", anh chia sẻ.