Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù

Mắt sinh học nhân tạo có chức năng như võng mạc người có thể giúp hàng triệu người mù trên thế giới có cơ hội nhìn thấy ánh sáng.

Có thể bạn không tin, nhưng các nhà khoa học Hà Lan đang cố gắng đem ánh sáng cho hàng triệu người mù hoàn toàn. Tuy không phải là cơ quan giác quan chính như chúng ta có, nhưng đây cũng là một bước tiến đáng kinh ngạc.

Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù - Ảnh 1.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên những con tinh tinh đang bị mù. Bản thân quá trình này nghe có vẻ hơi đáng sợ: Họ sẽ cấy 1 thiết bị đặc biệt vào vỏ não, nó có nhiệm vụ truyền các xung nhịp đến não. Nhờ các vi xung này, người mù có thể thấy các chấm đốm trong bóng tối. Chúng có màu trắng, nhưng khi có rất nhiều chấm tập hợp thì con tinh tinh có thể nhìn thấy hình dạng hoặc hình bóng xung quanh mình. Quan trọng nhất: Hình bóng này có thể di chuyển. Tức là dù người hay tinh tinh đều có thể nhìn thấy và phán đoán hướng dịch chuyển của những đốm trắng đó.

Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù - Ảnh 2.

Những con tinh tinh đầu tiên tham gia thử nghiệm đầu tiên rất mừng khi phân biệt được các hiệu lệnh và bắt chước lại những gì chúng thấy. Điều thú vị là có tới 1024 điện cực trong thiết bị cấy ghép, tức là từng nấy chấm trắng có thể truyền được vào bóng tối.

Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù - Ảnh 4.

Thiết bị cấy ghép thị lực nhân tạo

Dù vậy, đây không phải là thử nghiệm đầu tiên. Quay trở lại những năm 1970, một thiết bị tương tự cũng đã được thực hiện, nhưng trong thiết bị ngày xưa chỉ có 200 điện cực. "Bức tranh" lúc đó quá trừu tượng. Một ví dụ trong bức ảnh dưới đây.

Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù - Ảnh 5.

Các nhà khoa học Hà Lan tiếp tục thử nghiệm với khỉ, nhưng họ sẽ sớm có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm trên con người.

Theo: Bloha

Các nhà khoa học đã tạo ra thị giác nhân tạo cho người mù - Ảnh 6.