Ngày 03/01/1977, Apple Computer Co. được chính thức hợp nhất, Steve Jobs và Steve Wozniak là đồng sáng lập. Người sáng lập thứ ba của Apple - Ron Wayne đã bán lại cổ phần của mình tại Apple với giá 800 USD (tương đương 18,53 triệu đồng) và rời công ty trước khi được hợp nhất. Thành công của Apple cũng nhờ một phần lớn từ nhà tài trợ sáng giá, giúp "hô biến" Apple thành một tập đoàn là Mike Markkula.
Apple được thành lập vào ngày 01/04/1976 và ngay sau đó đã bán ra dòng máy tính Apple-1 với giá 666,66 USD (tương đương 15,44 triệu đồng) vào tháng 07/1976. Vào thời điểm đó, do sự khan hiếm và là máy tính cá nhân đắt nhất mọi thời đại, Apple-1 đã không trở thành một “cú hích” lớn. Sản phẩm được bán ra với số lượng cực hạn chế. Và không giống như các máy tính Apple sau này, máy tính của hãng không có sức cạnh tranh trước đối thủ.
Apple II dẫn đến sự hợp nhất của Apple
Điều khác biệt là Apple II. Apple II là dòng máy tính đại chúng thực sự đầu tiên, có bàn phím, mang đến khả năng tương thích BASIC và đáng chú ý nhất là đồ họa màu. Apple sau đó đã tăng cường các tính năng này với các thiết bị ngoại vi tuyệt vời như ổ đĩa mềm Disk II 5 1/4 inch và phần mềm tuyệt vời, từ các trò chơi đến các công cụ năng suất như VisiCalc.
Apple đã trở thành những công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn.
Tuy nhiên, việc sản xuất Apple II đòi hỏi nhiều chi phí hơn so với khả năng của Jobs hoặc Wozniak. Đây cũng là thời điểm mà nhà đầu tư Markkula bước vào ủng hộ. Vào tháng 11 năm 1976, Markkula đã đồng ý giúp Jobs và Woz tạo ra một kế hoạch kinh doanh cho Apple, hướng đến mục tiêu doanh số 500 triệu USD trong vòng một thập kỷ. Markkula đã đầu tư 92.000 USD tiền mặt của chính mình. Do Steve Jobs còn quá non trẻ nên Apple đưa Michael Scott vào quản lý công ty với tư cách là CEO đầu tiên.
CEO Apple đương nhiệm - Tim Cook.
Trải qua 40 năm thành lập, Apple đang được lãnh đạo bởi CEO Tim Cook và từ năm 2018 đã trở thành công ty có giá trị vốn hóa trên 1.000 tỷ USD. Các sản phẩm của thương hiệu này lần lượt đều đứng đầu các phân khúc: iPhone, Apple Watch, MacBook Pro, AirPods. Vào đầu năm 2020 này, Nhà Táo cũng đã có giá trị vốn hóa vượt mốc 1,3 nghìn tỷ USD, có sức mạnh chi phối toàn bộ ngành công nghệ thế giới.