Ở những năm đầu của kỷ nguyên smartphone, màn hình của chúng rất mỏng manh đến nỗi chỉ cần một cú rơi vô tình cũng để lại vết nứt lớn. Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm sau, lớp kính bảo vệ mặt trước đã trở nên cứng hơn, chống trầy xước tốt hơn nhiều và quan trọng nhất là hoạt động tốt hơn nhiều trong những lần rơi mà nhiều người gây ra hàng ngày. Điều này cho phép nhiều người tự tin ngừng sử dụng ốp lưng và miếng dán màn hình trên điện thoại.
Tuy nhiên, các mẫu smartphone giá rẻ thường sử dụng kính giá rẻ hơn so với sản phẩm ở phân khúc cao hơn, vốn yếu hơn và dẫn đến dễ hư hỏng hơn khi va chạm. Điều này yêu cầu chi phí sửa chữa có thể tốn kém hơn rất nhiều theo thời gian. Những chiếc kính giá rẻ này thường loại dựa trên công nghệ cũ hơn nhiều, ví dụ Pixel 8a sử dụng Gorilla Glass 3, khác hoàn toàn với Gorilla Glass Victus trên Pixel 8, hay Galaxy A25 có kính Gorilla Glass 5, loại mà Galaxy S8 sử dụng từ năm 2017.
Mặc dù kính bảo vệ có thể không phải là điều đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi mua smartphone giá rẻ nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải công nghệ kính từ một thập kỷ trước.
Dẫu vậy không phải mọi smartphone giá rẻ hoặc tầm trung đều sử dụng kính giá rẻ. Chẳng hạn OnePlus 12R được trang bị kính Gorilla Glass Victus 2 mới nhất, vốn có trên các điện thoại hàng đầu.
Ngay cả nhiều điện thoại Pixel cũng sử dụng màn hình cường lực cũ.
Vì vậy, điều đó không có nghĩa chúng ta quay lưng với điện thoại giá rẻ, miễn sao là chúng ta nên dành một chút thời gian để tìm hiểu loại kính nào mà mình sẽ nhận được khi chi tiền mua một điện thoại trong giá khoảng từ 5 triệu đồng đến 12 triệu đồng (tầm trung).
Cái giá phải trả
Có một điều mà nhiều người có thể không để ý, đó là những smartphone giá rẻ ngày nay vẫn có giá vài triệu đồng. Khi đã chi ra số tiền này, việc để rơi chúng trong quá trình sử dụng hàng ngày là điều không quá bất ngờ, và khó có thể kỳ vọng các kính thế hệ cũ có thể chịu đựng tốt. Khi màn hình vỡ, ngay cả khi vẫn hoạt động thì trải nghiệm cũng rất khó chịu, dẫn đến sự thay thế tốn kém vài trăm nghìn đồng. Theo thời gian, việc rơi vỡ thường xuyên có thể dẫn đến số tiền trả cuối cùng có thể gần với tiền mua một smartphone cao cấp trong suốt vòng đời sử dụng.
Chi phí sửa chữa màn hình hỏng là không hề rẻ.
Dĩ nhiên, nếu cẩn thận sử dụng không để rơi thường xuyên, người dùng có thể không quan tâm nhiều đến nhu cầu kính cường lực. Tuy nhiên, với người dùng mua smartphone giá rẻ, thói quen cẩn thận này lại ít xảy ra.
May mắn là ngành công nghiệp được xây dựng xung quanh các phụ kiện nhằm tăng cường và bảo vệ smartphone của người dùng. Nếu có ốp lưng phù hợp kết hợp miếng dán màn hình, trong trường hợp các góc rơi không phải là “chỗ hiểm”, người dùng có thể yên tâm với các vết nứt và vỡ màn hình, ngay cả khi nó là kính Gorilla Glass đã được ra mắt cách đây 10 năm.
Ốp lưng và miếng dán màn hình không hề miễn phí, với các sản phẩm tốt sẽ tăng tổng chi phí mà người dùng chi tiêu, do đó cần phải tính toán xem liệu khoản tăng nhỏ trong ngân sách có thể giúp người dùng nâng cấp lên các mẫu sản phẩm cao cấp hơn mà không cần đến lớp bảo vệ cồng kềnh đó hay không.