Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học King ở London, Anh đã tiến hành thăm dò với số lượng lớn trên 41 nghiên cứu phân tích đối với 42.000 thanh thiếu niên. Nghiên cứu này đã được đưa ra trong BMC Psychiatry – Tạp chí về tâm thần học với tên gọi "những vấn đề về thói quen sử dụng điện thoại thông minh ".
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong 25% số người trẻ tuổi bị “nghiện” smartphone, họ đều có các triệu chứng giống như “cai nghiện” khi cha mẹ lấy đi điện thoại của họ. Những người này đã thể hiện hành vi "hoảng loạn", nhanh chóng biến thành trầm cảm và thiếu ngủ.
Theo Nicola Kalk, từ Viện Tâm thần học, Tâm lý học và Khoa học thần kinh tại King College London:
“Điện thoại thông minh vẫn đang tồn tại và người dùng cần phải hiểu được thói quen sử dụng điện thoại thông minh. Chúng tôi không biết liệu điện thoại thông minh hoặc ứng dụng có gây nghiện hay không. Tuy nhiên, cần có nhận thức cộng đồng về việc sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ em và thanh thiếu niên, và cha mẹ nên biết con cái họ dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại của mình”
Trên thực tế, Amy Orben, một nghiên cứu viên của Đơn vị Khoa học và Nhận thức MRC tại Đại học Cambridge đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo: "Trước đây, người ta đã chứng minh rằng các hiệu ứng điện thoại thông minh không phải là một chiều nhưng thực tế là tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng đến số lần sử dụng điện thoại thông minh. "
Người “nghiện” smartphone bị cấm dùng đột ngột sẽ dẫn đến các triệu chứng giống như “cai nghiện”.
Bởi lẽ, những gì cha mẹ lấy đi khi giới hạn quyền truy cập của con mình vào điện thoại hoặc cấm smartphone hoàn toàn, họ không chỉ tước đi một thiết bị chụp ảnh mà còn là khả năng lướt trang web hoặc phát nhạc. Cả người trưởng thành và thanh thiếu niên đều đã xây dựng được các kết nối bạn bè trên mạng xã hội. Do đó, nếu người “nghiện” smartphone bị cấm dùng đột ngột, thực sự có thể dẫn đến các triệu chứng giống như “cai nghiện”.