Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận "tiền mất tật mang"!

Các hình thức lừa đảo trực tuyến đang diễn ra rầm rộ khiến nhiều người mắc bẫy. Mới đây, Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng Quốc gia đã phát đi cảnh báo quan trọng để người dân nâng cao cảnh giác trước loại tội phạm công nghệ cao này!

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách đã làm tăng thời gian sử dụng Internet và smartphone của người dùng Việt Nam vì vậy các vụ lừa đảo trực tuyến có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Trong đó phổ biến nhất là 5 hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ gây tổn hại tới nhiều người dùng.

Các hình thức lừa đảo trực tuyến liên quan đến Covid-19:

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 1.

1. Giả mạo công chức chính quyền

Bên lừa đảo giả danh nhân viên/cán bộ từ cơ quan chính phủ để tuyên truyền thông tin về Covid-19. Bằng nhiều hình thức, chúng thông qua tin nhắn mạo danh Bộ Y tế nhắn tin để lừa đảo.

Theo đó, người dùng được đề nghị truy cập vào một website có tên miền miniboon.vn để hoàn thành thủ tục đăng ký trực tuyến. Website này có giao diện giống trang Cổng thông tin Bộ Y tế cũng sử dụng địa chỉ, số điện thoại của Bộ Y tế nhưng sẽ thu thập thông tin người dùng.

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 2.

Cụ thể, khi truy cập vào đường link, website sẽ hiển thị thông báo đề nghị người dùng bấm vào để làm thủ tục để nhận trợ cấp. Tuy nhiên sau đó, người dùng được điều hướng đến website honapply.vn yêu cầu nhập họ tên, số CMND, số điện thoại, cùng tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng.

2. Bán sản phẩm y tế không minh bạch

Bán các bài chữa bệnh, bộ đồ nghề kiểm tra bệnh án, nước rửa tay hoặc khẩu trang nhưng không giao hàng.

Bên lừa đảo sẽ đăng các bài bán thuốc, sản phẩm y tế giả với nội dung có thể làm hạn chế hoặc chữa lành Covid-19 và yêu cầu chuyển khoản trước nhưng sẽ block các tài khoản MXH ngay khi giao dịch xong.

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 3.

3. Ăn cắp dữ liệu cá nhân

Các cá nhân lừa đảo sẽ hỏi nhiều thông tin cá nhân ví dụ như địa chỉ, chi tiết tài khoản ngân hàng, số PIN thẻ ngân hàng để giúp bạn chỉnh sửa hợp đồng bảo hiểm, hoặc truy tìm tiếp xúc.

Bạn sẽ nhận được các cuộc gọi từ số lạ yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân, chúng sẽ mạo danh các bên vận chuyển, điện lực thậm chí là cả công an và yêu cầu bạn cung cấp các thông tin cá nhân.

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 4.

4. Giả mạo kêu gọi ủng hộ từ thiện

Kêu gọi ủng hộ từ thiện từ các tổ chức phi chính phủ, bệnh viện hoặc các tổ chức khác liên quan đến Covid-19 không có chứng nhận.

Trên các trang MXH như Facebook, Zalo... tràn ngập các bài đăng kêu gọi ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lợi dụng các hoàn cảnh khó khăn để trục lợi cá nhân, không phải tất cả các bài đăng kêu gọi ủng hộ đều là lừa đảo nhưng bạn cần nâng cao cảnh giác và trao niềm tin vào các cá nhân, tổ chức uy tín.

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 5.

5. Tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ lừa đảo

Các bên thứ 3 sẽ mời chào bạn với các giảm giá lớn cho khẩu trang hoặc bán thuê bao hàng tháng để truy cập vào các trang dịch vụ giải trí.

Các mẹo để tránh lừa đảo trực tuyến liên quan đến Covid-19:

Trung tâm NCSC khuyến nghị mỗi cá nhân hãy chủ động báo cáo trang web không an toàn và có dấu hiệu lừa đảo tại website: https://canhbao.ncsc.gov.vn. Đồng thời, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng (https://tinnhiemmang.vn), một trong những sản phẩm dịch vụ về an toàn thông tin của Trung tâm NCSC, sẽ cung cấp miễn phí cho người dùng các thông tin xác thực về tổ chức, giúp người dùng nắm bắt chính xác các thông tin tin cậy (website, email, số điện thoại…) của tổ chức cần tìm kiếm.

Cảnh báo nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến đang nở rộ giữa mùa dịch, cẩn thận tiền mất tật mang! - Ảnh 6.
Nguồn: NCSC