Có thể thấy cơn sốt chuột nhẹ không chỉ là mốt nhất thời, chạy đua theo thị trường, mà nó thực sự làm cho việc chơi game trở nên thoải mái và thú vị hơn. Và Cool Master MM710 là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó
Có vẻ như với mỗi sản phẩm, chúng ta luôn trải qua từng trào lưu đặc tính của nó, và chuột chơi game cũng không phải ngoại lệ. Chúng tôi đã trải qua những giai đoạn chuột với kích thước quá lớn, đèn LED RGB ở mọi nơi và giờ đây, chúng ta có chuột chơi game nhẹ. Mục đích của việc có một con chuột nhẹ là vì nó nhẹ hơn nên bạn có thể phản ứng nhanh hơn, ít gây mệt mỏi hơn và cuối cùng là chơi game trong một khoảng thời gian dài hơn.
Chúng ta đã thấy những con chuột nhẹ mới như Glorious Model O và Finalmouse Air58 Ninja trở nên cực kỳ phổ biến. Và giờ đây cuộc chơi đã trở nên khốc liệt hơn khi Cool Master đang bước chân vào cuộc đua với MM710. MM710 chỉ nặng 53g, khiến nó trở thành con chuột nhẹ nhất trong nhóm và chắc chắn là con chuột nhẹ nhất mà tôi đã từng đánh giá.
Đóng gói
Chuột chơi game MM710 được đóng trong một chiếc hộp có kích thước không lớn hơn nhiều so với nó. Ở mặt trước có một bức ảnh sản phẩm và nó cho chúng ta biết rằng con chuột này nặng chỉ 53g, có cảm biến 16.000 DPI và cho 20 triệu lần nhấp.
Lật hộp sang phía sau có một hình ảnh khác của chuột và một số tính năng chính được chi tiết.
Mở hộp lên và lấy mọi thứ ra bạn có chuột chơi game MM710, thêm một bộ lót chân và hướng dẫn sử dụng.
Thiết kế
Khi nói đến chuột chơi game, MM710 chắc chắn nằm ở nhóm kích thước nhỏ. Nó có kích thước chính thức là 116,6 x 62,6 x 38,3 mm (L * W * H) và như tôi đã đề cập, nó nặng chỉ khoảng 52 gram. Chuột có một thiết kế màu đen mờ khá bắt mắt.
Một điều mà bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức với con chuột này là các lỗ hầu như phủ khắp thiết kế của nó. Điều này tất nhiên được thực hiện không chỉ để cắt giảm trọng lượng của chuột, mà cho phép không khí lưu thông qua chuột. Thật tuyệt khi có thể nhìn thấy phần bên trong chuột của bạn thông qua các lỗ này, một thiết kế độc đáo để show logo Cool Master phía trong. Tuy nhiên có lẽ nó không dành cho những người có chứng sợ lỗ.
Bắt đầu từ bên trái chuột, ta có hai nút bên bóng loáng. Ở phía đối diện, chúng ta không có bất kỳ nút nào, nhưng vẫn có các lỗ cắt và thực sự có thể nhìn xuyên qua chuột sang phía bên kia! Con chuột này có thiết kế đẹp mắt, nhưng với các nút nằm ở bên trái, nó thực sự được tạo ra cho các game thủ thuận tay phải.
Ở phía đầu chuột, ta có các nút chuột trái và phải tiêu chuẩn với một bánh xe cuộn cao su được đặt ở giữa, và ngay bên dưới bánh xe cuộn là nút chuyển đổi DPI. Các nút trên con chuột này được cung cấp bởi các switche OMRON hàng hiệu, được đánh giá là cho tới 20 triệu lần nhấp. Vậy, nếu tính luôn cả bánh xe cuộn, chúng có tổng cộng sáu nút có thể lập trình trên con chuột này.
Nhìn từ góc phía trước, hai nút chính được uốn cong, giúp giữ ngón tay của bạn cố định đúng vị trí. Đầu cáp kết nối USB đi ra từ trung tâm của chuột. Nhờ thiết kế lỗ mà chúng ta có thể nhìn xuyên vào trong và thấy rằng Cool Master đã gia cố cáp về phía cuối, điều này sẽ ngăn nó không bị hỏng tốt hơn.
Cáp có chiều dài 1,8 mét, được làm bằng vật liệu Ultraweave. Đây là lần đầu tiên tôi sử dụng loại vật liệu này trên cáp USB và tôi phải nói rằng tôi thực sự thích nó. Vật liệu này bền, nhưng lại rất linh hoạt, nó hoàn toàn không bị uốn cong như dây cáp bện hoặc dây cao su.
Lật mặt dưới của chuột lên, chúng ta có thể thấy rằng Cool Master đã trang bị cho chuột với chân đế PTFE. Có hai chân đế nhỏ hơn ở dưới cùng của con chuột và một chân lớn hơn ở phía trên, giúp cho chuột cân đối. Hãy nhớ rằng Cool Master cũng tặng kèm theo một bộ bổ sung!
Tại phần trung tâm, bạn sẽ tìm thấy cảm biến của nó. Cool Master đã sử dụng cảm biến PixArt 3389 16.000 DPI. Đặc biệt chú ý nhiều hơn nữa về phần dưới này của chuột. Đối với những người đang thắc mắc về tất cả các lỗ hổng này và có thể làm đổ đồ uống gây hỏng con chuột của bạn, thì hãy yên tâm rằng Cool Master đã phun PCB bằng một lớp phủ chống bụi và nước.
Phần mềm Cooler Master MasterPlus
Tất nhiên, đê sử dụng, bạn chỉ cần cắm MM710 vào bất kỳ cổng USB nào trên PC và nó sẽ được Windows tự động nhận ra và có thể sử dụng nó, nhưng nếu bạn muốn thực hiện bất kỳ tùy chỉnh nào, bạn sẽ phải tải xuống phần mềm MasterPlus của Cool Master. Điều thú vị là hãng có Portal Cool Master Portal, dành cho bàn phím của họ, nhưng lại dùng MasterPlus cho các thiết bị khác của họ. Tôi thực sự không ủng hộ việc phải chạy nhiều ứng dụng cho hai thiết bị khác nhau từ cùng một công ty.
Mở phần mềm lên, màn hình đầu tiên mà bạn sẽ đến là tab Buttons, tại đây bạn có thể lập trình nút sáu trên chuột. Bạn có thể tùy chọn để đặt từng nút thành lệnh chuột, nút bàn phím, macro, điều khiển đa phương tiện, Rapid-Fire, Profile, mức DPI hoặc chu kỳ và thậm chí bật hoặc tắt cảm biến. Một điều thiếu sót là khả năng khởi chạy chương trình hoặc chạy lệnh Windows. Tôi đã đề cập điều này nhiều lần khi đánh giá bàn phím của Cool Master.
Tab tiếp theo là tap Performance. Tại đây bạn có thể điều chỉnh độ nhạy của chuột hoặc mức DPI theo gia số 100 DPI. Có bảy mức DPI được đặt, nhưng bạn có thể điều chỉnh các mức này thành bất kỳ mức nào bạn muốn. Tiếp theo, bạn có polling rate, chụp góc, nâng khoảng cách, angle snapping, cảm biến nhấc chuột, tốc độ nhấp đúp và thời gian phản hồi của nút. Ngoài ra còn có điều chỉnh bề mặt, giống như hiệu chuẩn bề mặt. Tôi chắc chắn chuột sẽ đề nghị khởi chạy tính năng này trước khi bạn bắt đầu chơi game.
Tất nhiên là có một tab Macro. Tại đây bạn có thể tạo và lưu trữ macro. Khá dễ dàng để tạo macro của riêng bạn bằng cách nhập tên macro và đơn giản là ghi macro lại.
Tab cuối cùng là Profiles. Tại đây, bạn có thể lưu trữ tối đa năm profile, nhập hoặc xuất profile và thậm chí bật một profile nhất định khi bạn mở một chương trình.
Đánh giá sử dụng thực tế
Tất nhiên để đánh giá chính xác nhất con chuột này, chúng ta phải dùng nó để chơi game! Sử dụng MM710, tôi đã chơi các game FPS như Apex Legends và Battlefield V là chủ yếu.
Trước khi đến với MM710, con chuột dùng hàng ngày của tôi là Corsair Ironclaw RGB Wireless. Đây là một con chuột rất lớn nên ngay lập tức MM710 phải mất một chút thời gian để làm quen. Tôi thực sự vô tình nhấn các nút bên trên chuột lúc đầu khá nhiều. Vì vậy, trong Apex Legends khi bắn vào ai đó, tôi đã nhấn nhầm khá nhiều. Phải mất vài giờ để thực sự quen với kích thước và trọng lượng của chuột.
Đối với tôi, 1200 DPI khá hoàn hảo cho các game FPS, nhưng thật tuyệt khi có thể chuyển đổi DPI khi đang di chuyển. Khi tôi đã quen với chuột, tôi thực sự thích sử dụng nó. Cảm giác nhẹ và cách nó dễ dàng lướt qua miếng lót chuột của tôi khiến việc chơi game trở nên thú vị hơn nhiều. Là một người đã quen sử dụng những con chuột to lớn, thật lòng tôi không nghĩ mình sẽ thích con chuột này, nhưng sau khi sử dụng nó, nó thực sự đã khuất phục tôi. Nếu bạn là một game thủ FPS thì đây chắc chắn là một con chuột mà tôi muốn giới thiệu.
Với tất cả các lỗ trên thân chuột, nó cho phép không khí lưu thông qua nó, điều này khiến cho lòng bàn tay cứng của bạn ít bị ra mồ hôi. Tất cả các lỗ mở đó đều làm lộ phần cứng bên trong của chuột, nhưng Cool Master đã phun các thành phần này bằng một lớp phủ chống bụi và nước. Vì vậy, nếu có sự cố đổ nước thì cũng không thê làm hỏng chuột. Nói về phần cứng bên trong, bạn có cảm biến quang PixArt 3389 16.000 DPI và switch OMROM. Cũng như không nên quên đi sợi cáp Ultraweave. Tôi hoàn toàn thích sợi cáp này, một trong những lý do chính khiến tôi hướng đến một con chuột không dây là thực tế là hầu hết các dây cáp sẽ bị xoắn và thực sự gây khó chịu sau một thời gian. Hệ thống cáp Ultraweave không mang bất kỳ điều khó chịu nào tương tự và tôi hy vọng sẽ có nhiều công ty sử dụng Ultraweave trên chuột của họ trong tương lai.
Cool Master cho phép điều chỉnh hoàn toàn MM710 bằng phần mềm MasterPlus của họ. Nó gần như là tất cả các cài đặt bạn muốn, nhưng lại thiếu gán lệnh Windows hoặc mở chương trình. Tính năng này cũng bị thiếu trong phần mềm bàn phím của họ. Ngoài ra tôi thấy khá kỳ lạ khi bạn có MasterPlus cho con chuột này, nhưng lại phải dùng Cooler Master Portal cho bàn phím của họ. Vì vậy, tôi phải chạy hai ứng dụng riêng biệt để tùy chỉnh chuột và bàn phím từ cùng một công ty. Hy vọng họ sẽ mang tất cả phần mềm của họ lại với nhau thành một ứng dụng.
Và đối với tất cả những người yêu thích RGB, bạn sẽ thất vọng vì không có bất kỳ đèn nào trên con chuột này. Thêm những thứ như vậy sẽ tăng thêm trọng lượng, vì vậy đó là lý do tại sao bạn không nhìn thấy bất kỳ ánh sáng nào trên chuột, mặc dù tôi nghĩ với thiết kế lỗ này, bất kỳ loại ánh sáng nào cũng trông khá tuyệt vời trên con chuột này.
Có thể thấy cơn sốt chuột nhẹ không chỉ là mốt nhất thời, chạy đua theo thị trường, mà nó thực sự làm cho việc chơi game trở nên thoải mái và thú vị hơn. Một lần nữa, tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ thích con chuột này, nhưng việc sử dụng nó đã thay đổi suy nghĩ của tôi! MM710 hiện đang được bán với giá 49,99 đô la, mức giá tương đối phù hợp với con chuột này.
Ưu điểm:
- Chuột chơi game nhẹ nhất hiện nay
- Thoải mái
- Thiết kế cáp Ultraweave
- Cảm biến PixArt và switch OMron
- Lớp phủ chống bụi và nước trên PCB
- Chân đế + bộ phụ bao gồm
- Giá bán tốt
Nhược điểm:
- Phần mềm khác nhau giữa bàn phím và chuột của Cool Master
- Phần mềm vẫn không cho phép bạn đặt nút thành lệnh Windows hoặc mở ứng dụng