Theo Time and Date, phía Tây Mexico quan sát được nhật thực toàn phần ngày 8-4 (giờ Mỹ) sớm nhất vào lúc 23 giờ 38 phút 52 giây cùng ngày theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, phía Đông Canada là nơi nhật thực toàn phần kết thúc sau cùng, vào lúc 2 giờ 55 phút 35 giây ngày 9-4 theo giờ Việt Nam.
Nhật thực trên đỉnh một ngọn cờ Mỹ - Ảnh: REUTERS
Nhật thực được chụp tại một sân vận động ở Mỹ - Ảnh: USA TODAY
Dải trung tâm của nhật thực rộng khoảng 185 km, dài 16.000 km - quét qua một số địa phương của Mexico, Mỹ và Canada, mỗi nơi nhìn thấy nhật thực toàn phần khoảng trên 8 phút.
Trong khi đó một vùng rộng lớn hơn - bao trùm gần như toàn bộ Bắc, Trung và cực Bắc của Nam Mỹ - nhìn được nhật thực bán phần.
Tuy vậy, phần lớn người dân ở Bắc Mỹ - trừ Alaska - cũng như Trung Mỹ và vùng cực Bắc của lục địa Nam Mỹ nhìn thấy được nhật thực bán phần.
Một hình ảnh được ghép từ nhiều ảnh cho thấy các giai đoạn khác nhau của nhật thực - Ảnh: John Kraus/X
Nhật thực nhìn từ Nam Thái Bình Dương - Ảnh: NASA
Nhật thực ngày 8-4 được người dân Bắc Mỹ trông đợi và gọi là hiện tượng "trăm năm có một" bởi nó dài hơn thường lệ, xảy ra khi Mặt Trời đạt cực đại trong chu kỳ nên trông huyền ảo hơn, chưa kể kỳ vọng thấy "sao chổi quỷ" hiện ra cùng lúc.
Tuy nhiên, dường như các nhà quan sát đã không ghi nhận được "sao chổi quỷ' nổ tung trong nhật thực như mong đợi.
Nhật thực "treo" trên đỉnh một tòa tháp ở TP Cleveland, bang Ohio - Mỹ - Ảnh: Gabe Wasylko/X
Rất tiếc, người quan sát từ mọi nơi ở Việt Nam cũng như toàn bộ các khu vực khác ngoài châu Mỹ không thể quan sát được nhật thực toàn phần đặc biệt này. Tuy vậy, chúng ta hãy còn có cú bùng nổ của "sao chổi quỷ" để chờ đợi.
Một số hình ảnh khác về nhật thực toàn phần ngày 8-4 từ Reuters: